Vì sao trong Tây du ký năm 1986 phải đến Đường Tăng thứ ba mới thỉnh được chân kinh?
Đường Tăng là một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Trong Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân, Đường Tăng bị khắc họa như một con người yếu ớt, nhu nhược, không tinh tường trong chuyện phân biệt người và yêu tinh, hay than trách và thường niệm thần chú để trừng phạt Tôn Ngộ Không mỗi khi Hầu Vương chiến đấu với yêu quái.
Cách khắc họa này đã làm sai lệch hình tượng Đường Tăng trong Phật giáo Trung Quốc. Trong phim Tây du ký năm 1986, Dương Khiết đã giúp lấy lại vẻ đẹp cho hình tượng Đường Tăng, nhưng ít ai biết rằng đạo diễn Dương Khiết đã phải bất đắc dĩ thay diễn viên tới ba lần.
“Đường Tăng” Uông Việt ham danh nên bỏ cuộc giữa chừng
Khi chuẩn bị quay Tây du ký, đạo diễn Dương Khiết đã đến học viện kịch nghệ và học viện điện ảnh tìm diễn viên cho vai Đường Tăng.
Lúc ấy, học viện điện ảnh đang trong kỳ nghỉ, nên học sinh không lên lớp. Người của học viện đưa ảnh của các sinh viên vừa tốt nghiệp của khoa diễn xuất cho Dương Khiết xem. Trong số đó, bà chọn ra được Uông Việt.
Uông Việt vào đoàn phim. Dương Khiết đưa nam diễn viên đến chùa Pháp Nguyên để trải nghiệm cuộc sống tu hành. Dương Khiết đã yêu cầu Uông Việt lên chùa sống một thời gian để trải nghiệm cuộc sống của các hòa thượng, phải cùng ăn, cùng ở, để học tập các lễ nghi.
Uông Việt liền cạo tóc lên chùa, “tầm sư học đạo”. Thế nhưng chỉ sau 10 ngày, Uông Việt đã “bỏ chạy”, trong mắt đoàn làm phim khi đó, Uông Việt như một "kẻ đào ngũ".
Khi ấy, Uông Việt đã giải thích với đạo diễn Dương Khiết: “Ở chùa có rất nhiều muỗi, muỗi không chỉ cắn khắp người, mà còn cắn cả chiếc đầu trọc! Hòa thượng ở đó lại không cho đập muỗi, bảo như vậy là sát sinh”.
Chỉ có đạo diễn Dương Khiết thấu hiểu nội tình. Chuyện là trên chùa quá nhiều muỗi, muỗi đốt cả cái đầu trọc, nhưng các hòa thượng cấm anh đập muỗi vì như thế là phạm tội sát sinh, vì vậy, Uông Việt đành “bỏ chạy”.
Tuy vậy, trong tập diễn thử, Uông Việt lại diễn không tới. Khi đó, rất nhiều người đã khuyên Dương Khiết đổi diễn viên. Nhưng bà cho rằng tập đầu tiên mọi người đều chưa thể tìm được cảm giác với nhân vật, vì vậy nên cho Uông Việt một cơ hội.
Về sau, Uông Việt đã vào vai Đường Tăng ngày một tốt hơn. Trong các tập “Họa khởi Quan Âm viện”, “Ăn trộm quả nhân sâm” và “Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh”, nam diễn viên diễn khá thuần thục và tự tin.
Nhưng, sau khi thực hiện xong tập “Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh”, Uông Việt lại nhận được lời mời vào vai chính cho một bộ phim điện ảnh. Anh muốn tận dụng thời gian không quay Tây du ký để tham gia bộ phim này, nên đã đề nghị Dương Khiết tạo điều kiện.
Khi ấy, nữ đạo diễn Tây du ký đã nói với Uông Việt: “Nếu cậu coi trọng phim điện ảnh hơn thì cậu cứ đi đi! Chỗ tôi không thể là nơi lấp chỗ trống!”.
Khi ấy, phim truyền hình vẫn còn khá mới với khán giả, trong khi phim điện ảnh lại có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Một sinh viên mới tốt nghiệp như Uông Việt rất cần những vai diễn trên màn ảnh rộng để khẳng định bản thân.
Vì vậy, dù trong lòng mâu thuẫn, nhưng Uông Việt vẫn quyết định rời đoàn.
Vậy là chưa “lấy được chân kinh”, “Đường Tăng” Uông Việt đã bỏ cuộc giữa chừng.
Tiếc thay, sau khi bỏ vai diễn nặng ký này, sự nghiệp của ông cũng lao dốc không phanh. Những phim điện ảnh mà ông tham gia phần nhiều là thất bại. Cho đến năm 2004, Uông Việt chính thức rút lui khỏi làng giải trí.
Hiện nay, Uông Việt là giáo viên Học viện Hý kịch Trung Quốc, hội viên Hiệp hội điện ảnh Trung Hoa. Nói về quá khứ năm xưa, ông không ân hận khi đã bỏ vai Đường Tăng, bởi cho rằng, ai cũng chỉ có một thời tuổi trẻ để sống hết mình.
Đường Tăng “Từ Thiếu Hoa”bỏ phim để đi học
Nam diễn viên đóng tiếp vai Đường Tăng mà Uông Việt bỏ lại chính là Từ Thiếu Hoa. Mặc dù diễn viên sinh năm 1958 này cũng không đi hết “chặng đường thỉnh kinh” nhưng ấn tượng mà ông để lại là không nhỏ.
Sau khi Uông Việt rời đi, Dương Khiết phải bắt tay tìm kiếm diễn viên đóng vai Đường Tăng từ đầu.
Tình cờ, trong quá trình xem bộ phim Tinh biến, bà vô tình phát hiện ra nhân vật Phong thiếu gia có ngoại hình khôi ngô tuấn tú, nho nhã thư sinh rất hợp cho vai Tiểu Bạch Long. Đó chính là nam diễn viên Từ Thiếu Hoa, diễn viên đoàn Thoại kịch Sơn Đông.
Ban đầu, Từ Thiếu Hoa đến thử vai Tiểu Bạch Long, nhưng nam diễn viên này lại thiếu dũng khí mạnh mẽ cần thiết và “thừa” vẻ thư sinh nho nhã. Vì vậy, Dương Khiết đã quyết định để Từ Thiếu Hoa đóng vai Đường Tăng.
Từ Thiếu Hoa khi đó hơi gầy nên nhiệm vụ đầu tiên khi vào vai Đường Tăng là phải ăn uống cho béo lên. Khi gia nhập đoàn phim, Từ Thiếu Hoa còn khá khép kín, ngại giao tiếp với mọi người. Hết giờ quay phim là nam diễn viên lại về phòng riêng, ít giao lưu, trò chuyện với các thành viên trong đoàn.
Tuy vậy, Từ Thiếu Hoa là người đóng đạt vai Đường Tăng hơn cả. Nam diễn viên không chỉ đạt về tiêu chí tướng mạo mà còn diễn xuất nội tâm có chiều sâu. Từ Thiếu Hoa cũng được coi là nam diễn viên đẹp trai nhất trong số các nam diễn viên từng đảm nhiệm vai Đường Tăng, nhận được rất nhiều sự ủng hộ của khán giả lúc bấy giờ.
Ông tham gia vào các tập như “Giam cầm Ngũ Hành Sơn”, “Hầu Vương hộ tống Đường Tăng”, “Thu nhận Trư Bát Giới”, “Dọc đường 3 lần gặp nạn”, “Trí kích Mỹ Hầu Vương”, “Đại chiến Hồng Hài Nhi”, “Đoạt bảo Liên Hoa động”, “Đấu phép hàng tam quái” lên sóng, vai diễn Đường Tăng của Từ Thiếu Hoa đã nhận được yêu mến nồng nhiệt của khán giả.
Khi đang được sự ủng hộ của khán giả dành cho vai diễn, Từ Thiếu Hoa lại được cử đi học ở Học viện Nghệ thuật Sơn Đông. Sau khi nói chuyện với trưởng phòng giáo vụ của Học viện Nghệ thuật Sơn Đông, Dương Khiết yêu cầu cho gọi Từ Thiếu Hoa ngay lập tức phải trở về đoàn để đóng phim.
Từ Thiếu Hoa cuối cùng cũng về đoàn, nhưng trong lòng không vui. Nam diễn viên miễn cưỡng hoàn thành các cảnh quay của mình trong phần “Nữ nhi quốc”. Nhưng sau khi quay xong, dù ba “đồ đệ” cùng mọi người ra sức khuyên nhủ, nhưng Từ Thiếu Hoa vẫn kiên quyết đòi về trường.
Sau khi đi gặp lãnh đạo trường để thương lượng thì nhà trường quay sang hỏi Từ Thiếu Hoa rằng việc học với việc đóng phim thì bên nào quan trọng hơn, Từ Thiếu Hoa liền trả lời: “Đương nhiên việc học quan trọng hơn”.
Dương Khiết sau đó đã báo chuyện này với phó đài Nguyễn Nhược Lâm, và nhận được câu trả lời: “Vậy thì thay người đi! Diễn viên đâu có thiếu, ai mặc được áo cà sa, người đó là Đường Tăng!”.
Với ngoại hình thư sinh, điển trai và diễn xuất tự nhiên, nên sau Tây Du Ký, Từ Thiếu Hoa tiếp tục tham gia nhiều phim nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa, Đường Huyền Trang, Bố y Khổng Tử.
Tuy nhiên, sự nghiệp của ông cũng không mấy thuận lợi. Cuối cùng, ông chuyển về Sơn Đông hoạt động cho tới ngày nay.
Mấy năm qua, hình ảnh nam nghệ sĩ gạo cội mặc trang phục Đường Tăng, trình diễn ở những hội chợ, bữa tiệc, nhà hàng đã trở thành quen thuộc với người dân địa phương. Tất cả là vì miếng cơm manh áo.
Tuy cuộc sống hiện tại chưa bằng bạn bằng bè, nhưng nam diễn viên vẫn rất vui vẻ, hạnh phúc bên vợ hiền con ngoan.
“Cuộc đời này chuyện gì cũng là hư ảo. Thắng cũng vui, thua cũng muốn vui vẻ”, ông giãi bày.
“Đường Tăng” Trì Trọng Thụy đã lấy được chân kinh
Sau khi Từ Thiếu Hoa rời đi, người trong đoàn đều vô cùng lo lắng, vì Tây du ký khi đó đã đi được hơn nửa chặng đường, nhân vật Đường Tăng đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, hình tượng, khí chất của Đường Tăng cũng đã dần được định hình, không thể chọn tùy tiện chọn diễn viên.
Một chiều tối nọ, sau khi kết thúc công việc tại đài truyền hình trung ương, Dương Khiết xuống cầu thang cùng thư ký trường quay Vu Hồng. Bất ngờ, có một thanh niên cũng đi từ dưới lên.
Thoáng nhìn qua, Dương Khiết thấy người thanh niên đó có thân hình mập mạp, tướng mạo đẹp nên liền gọi người đó lại. Dường như bị tiếng gọi của Dương Khiết làm cho giật mình, anh ta quay lại hỏi: “Chị gọi tôi hả?”.
Khi Dương Khiết hỏi tên tuổi của người này thì Vu Hồng liền nói: “Cậu ấy là Trì Trọng Thụy, là diễn viên của đoàn ta chứ ai”. Như vớ được vàng khi người này là diễn viên của đoàn, Dương Khiết liền gọi Trì Trọng Thụy đến phòng biên tập để quan sát kĩ hơn.
Khi mở đèn lên, Dương Khiết mới nhìn rõ tướng mạo của Trì Trọng Thụy, ngoại hình cũng đường hoàng, điệu bộ ôn tồn, hòa nhã. Trong lòng Dương Khiết đã nhận định Trì Trọng Thụy chính là Đường Tăng, nhưng nữ đạo diễn vẫn muốn hỏi thêm: “Cậu có chịu đóng vai Đường Tăng trong Tây Du Ký không?”.
Sau khi Trì Trọng Thụy hóa trang xong và bước ra đã khiến cho đạo diễn Dương mừng vui khôn xiết khi đã không nhìn lầm người, khuôn mặt từ bi hỉ xả, tai to và có tính Phật. Vậy là, Đường Tăng thứ ba đã được tìm thấy.
Trì Trọng Thụy cũng là người kiên trì bền bỉ nhất trong ba diễn viên vào vai Đường Tăng. Cuối cùng, vị Đường Tăng này đã cùng ba “đồ đệ” của mình tu thành chính quả, lấy được chân kinh.
Năm 2007, Trì Trọng Thụy tiếp tục đảm nhận vai Đường Tăng trong bộ phim Ngô Thừa Ân và Tây du ký do Lục Tiểu Linh Đồng sản xuất.
Kết hôn với nữ tỷ phú Trần Lệ Hoa và rút dần khỏi làng giải trí, hiện nay vợ chồng Đường Tăng sở hữu những cơ ngơi bạc tỷ giàu nhất nhì Trung Quốc.
Như Câu lạc bộ Trường An, hệ thống chung cư Lệ Uyển với giá trị khoảng 3,5 tỷ NDT đều là của vợ chồng ông. Trì Trọng Tụy còn là quản lí của bảo tàng tư nhân lớn nhất Trung Quốc.
Ngoài ra, để phục vụ việc di chuyển, hai vợ chồng đã chi hàng chục triệu USD để sắm vài chiếc máy bay riêng.
Theo ước tính của Forbes, dù năm qua kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng tài sản của 2 vợ chồng ông vẫn không ngừng tăng lên.
Sống đời vương giả nhưng 2 vợ chồng lại không có con. Niềm vui duy nhất của Trì Trọng Thụy hiện tại là quản lí bảo tàng.
Ngoài Uông Việt, Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thụy, vai Đường Tăng lúc nhỏ còn có 3 phân cảnh, gồm cảnh vị hòa thượng “nhí” gõ mõ trong chùa, hòa thượng nhỏ đổi củi lấy cá rồi phóng sinh cho cá bên hồ, và cậu bé sơ sinh bị Đoạn tiểu thư đem thả trôi sông.
Đóng vai Đường Tăng lúc sơ sinh là một em bé 5 tháng tuổi, khi quay cảnh được lão phương trượng cứu và bế lên, em bé đã mỉm cười khiến cả đoàn phim kinh ngạc và cho rằng đó chính là một khoảnh khắc “Đường Tăng tái thế”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách