Vị vua Hùng sống thọ nhất: Trị vì suốt 4 thế kỷ, chỉ cần nghe tên là 100% người Việt Nam đều biết
Khám phá bên trong 'thị trấn ma' bị bỏ hoang, phủ đầy cỏ dại sau thảm kịch Armero 38 năm / 7 kỳ quan thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng của nước Mỹ
Từ khoảng thiên niên kỷ thứ 3 TCN – thế kỷ thứ 3 TCN, Việt Nam tồn tại triều Hùng. Đây được xem là vương triều đầu tiên của nước ta. Có rất nhiều truyền thuyết, dã sử, thậm chí cả chính sử ghi chép về vương triều này. Trong đó, cuốn Ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470, thời vua Lê Thánh Tông) gây chú ý hơn cả. Cuốn này được cho là có nhiều thông tin nhất về triều Hùng.
Bên cạnh công lao của các vua Hùng, cuốn sách kể trên còn bàn về tuổi thọ của các ngài. Các vua Hùng năm xưa đều có điểm chung là sống rất thọ. Trong đó, người có tuổi thọ ngắn nhất là Hùng Huy Vương (đời thứ 6). Ông chỉ trị vì 87 năm, sống đến 100 tuổi. Người có tuổi thọ dài nhất là Hùng Hiền Vương, vị vua thứ hai của triều Hùng. Ông thọ đến 420 tuổi, trị vì suốt 400 năm.
Đặc biệt hơn cả, vị vua Hùng có tuổi thọ dài nhất là nhân vật rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Ông có tên thường gọi khác là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cùng vợ là Âu Cơ được xem như thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam nào khi có nhận thức đều được nghe kể, dạy về truyền thuyết “bọc trăm trứng” và câu chuyện 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi.
Nói đến Lạc Long Quân là nói đến những chiến tích lừng lẫy nhằm bảo vệ lãnh thổ dân tộc. Nổi bật là lần diệt Ngư Tình dài hơn 50 trượng, vây bắt Hồ Tinh chín đuôi.
Lại nói về tuổi thọ của các vua Hùng, đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi bấy lâu. Ngay cả các sử gia thời phong kiến cũng phải đặt ra sự nghi ngờ về chuyện này. Ngô Thì Sĩ từng thắc mức:“Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được”.
Đền thờ Lạc Long Quân tại đồi Sim (Phú Thọ). Ảnh: Internet
Lễ hội Bình Đà (Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) tưởng nhớ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân. Ảnh: Internet
Nếu xét về thực tế, hàng nghìn năm trước khoa học, y tế, tri thức của con người cũng chưa được như bây giờ, tuổi thọ khi đó rất khiêm tốn. Thời phong kiến, các vua chúa Việt Nam sống qua 60 tuổi được xem là thọ. Số lượng đó rất ít ỏi, chỉ chiếm 12% mà thôi.
Có một giả thuyết được đưa ra, 18 đời vua Hùng không phải 18 cá nhân mà là 18 chi (nhánh/ngành). Ngoài ra, việc gán tuổi thọ khó tin cho các vị vua Hùng có thể là cách để người dân thần thánh hóa họ lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ