Xác ướp "quái vật" gây sốc ở Mỹ: 67 triệu tuổi mà như mới chết
Quét xác ướp cô gái Ai Cập 2.700 tuổi, bộ xương khiến các nhà khoa học giật mình / Khám phá khu mộ xác ướp lớn nhất từng được tìm thấy ở Ai Cập
Theo Live Science, mẫu vật với lớp da còn "lấp lánh" và các mô mềm khác được bảo quản cực tốt. Điều này là vô giá với giới cổ sinh vật học, bởi đóng góp quan trọng vào việc giúp tái hiện lại vẻ ngoài của khủng long.
Hầu hết các mẫu vật khủng long hóa thạch được khai quật trước đây chỉ là những phần xương, bởi việc bảo quản mô mềm như da, cơ... qua hàng chục triệu năm là không tưởng.
Phầnxác ướpkhủng long nổi tiếng (ảnh dưới) và ảnh phục dựng toàn thân con vật, với phần xác ướp được đánh dấu thuộc chi trước - Ảnh: Natee Puttapipat
Một trong các đồng tác giả đứng đầu nghiên cứu - tiến sĩ Stephanie Drumheller từ Đại học Tennessee ở Knoxville - Mỹ, cho biết từng có giả thuyết rằng để một động vật từ tận những kỷ Jura, Phấn Trắng thành xác ướp, nó phải được chôn cất nhanh chóng, ví dụ như một cái gì ập xuống bất ngờ và nhanh chóng niêm phong kín con vật bên trong.
Tuy nhiên mẫu vật này được ướp theo cách hoàn toàn khác.
Theo SciTech Daily, con khủng long này, vốn là loài Edmontosaurus thuộc nhóm khủng long mỏ vịt hiền lành, đã bị tấn công bởi một con cá sấu cổ đại khổng lồ. Phần cơ thể còn sót lại này - theo kết quả khám nghiệm kỹ càng - chi chít vết thương từ vụ đụng độ.
Chính những vết thương đó đã kết hợp với môi trường thuận lợi xung quanh giúp hút ẩm, sấy khô phần cơ thể một cách hoàn hảo, bởi tạo nên khe hở cho chất dịch xuyên qua lớp da vốn quá dày của loài này.
Cách phần xác ướp này được hút ẩm, sấy khô có thể do các vật liệu trong môi trường đã vùi lấp nó; hoặc nó vô tình nằm trên một bãi cát khô, nóng, dưới ánh mặt trời gay gắt nên thành một miếng "khô khủng long" hoàn hảo.
Xác ướp khủng long này không phải mới được phát hiện mà đã được khai quật từ năm 1999 tại một trang trại phía Tây Nam của Bắc Dakota, được phủ bóng trong nhiều giả thuyết.
Tiến sĩ Drumheller và các đồng nghiệp đã tìm thấy nó tại bảo tàng và quyết định giải mã bí ẩn lâu đời.
Dù đã qua nhiều năm, dạng mẫu vật như thế này luôn có giá trị khoa học vô song, nhất là khi các phương tiện hiện đại đã có thể giúp nghiên cứu nó ngày một chi tiết hơn mà không cần đến bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa họcPLOS One.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ