Vắc xin quyết định tới tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á năm 2021
Kim ngạch thương mại song phương Việt – Anh tăng gần 79% / Đà Nẵng: Chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư có trọng điểm đem lại tín hiệu tích cực
Một bài viết trên Nikkei Asia đã đưa ra những đánh giá về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước Đông Nam Á trong năm 2021. với một yếu tố quan trọng quyết định đó là vắc-xin.
Các nền kinh tế Đông Nam Á trong năm nay đang hướng tới mục tiêu lấy lại đà tăng trưởng như đã đạt được trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên các dự báo ban đầu cũng chỉ ra những rủi ro tiềm tàng sau cú sụt giảm nghiêm trọng năm 2020.
Tăng trưởng GPD của các nước Đông Nam Á (đơn vị %).
Singapore duy trì dự báo tăng trưởng GDP từ 4% đến 6% cho năm 2021, không thay đổi so với ước tính vào tháng 11 năm 2020. Quốc đảo Sư tử đã có mức giảm GPD kỷ lục vào năm ngoái là 5,4%. Mức giảm GDP 5,8% trong năm 2020 là kết quả tăng trưởng kém nhất của Singapore kể từ khi độc lập vào năm 1965, thấp hơn cả mức giảm 2,2% hồi 1998, trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. GDP Singapore đã giảm lần lượt 0,2%, 13,4% và 5,6% trong ba quý đầu năm 2020. Dù có cải thiện hơn, nhưng quý IV, GDP nước này vẫn giảm tới 3,8% so với một năm trước đó. Singapore phần lớn đã được kiểm soát địch được bệnh và đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả người dân vào tháng 9. Xuất khẩu hàng điện tử tăng gần đây là một dấu hiệu tích cực khác, mặc dù các lệnh hạn chế đi lại kéo dài đang đè nặng lên nền kinh tế.
"Dù tín hiệu tích cực từ xuất khẩu ở các ngành chủ chốt bù đắp cho những tiêu cực, triển vọng từ nhu cầu của các thị trường bên ngoài phần lớn vẫn tương tự so với ba tháng trước", Chính phủ Singapore cho biết trong một tuyên bố hôm vào đầu tháng 2. Triển vọng của kinh tế Singapore về nhiều mặt phản chiếu triển vọng của cả khu vực. Trong khi xuất khẩu hàng tiêu dùng là một điểm sáng, việc triển khai tiêm vắc-xin thành công là rất quan trọng để phục hồi kinh tế trong đó có du lịch - ngành cốt lõi của nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách bày tỏ sự lạc quan xen lẫn sự thận trọng trước những rủi ro có thể xảy ra.
Indonesia, một nền kinh tế lớn của Đông Nam Á, GDP dự kiến sẽ tăng từ 4,5% đến 5,5% trong năm nay, sau khi giảm 2,1% vào năm 2020. Vào tháng 1, quốc gia này đã bắt đầu một chiến dịch tiêm chủng lớn nhằm tiêm chủng cho 181 triệu người - 70% tổng dân số - vào tháng 3 năm 2022. Điều này hứa hẹn sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu trong nước ở một quốc gia nơi đã ghi nhận khoảng 1,2 triệu trường hợp nhiễm COVID-19, nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Tương tự, Philippines dự báo phạm vi tăng trưởng từ 6,5% đến 7,5% trong năm nay, so với mức giảm 9,5% vào năm 2020, khi nền kinh tế mở cửa trở lại và bắt đầu chiến dịch tiêm chủng.
Tuy nhiên, các chiến dịch tiêm chủng đặt ra những trở ngại về vấn đề hậu cần, đặc biệt là ở quốc gia quần đảo rộng lớn như Indonesia. Tỷ lệ hiệu quả cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vắc-xin được dụng. Ngân hàng United Overseas của Singapore khuyến cáo rằng tăng trưởng GDP năm 2021 của Indonesia có thể bị giới hạn ở mức 2% trong một kịch bản bi quan khi hiệu quả của vắc xin là 50% và tỷ lệ bao phủ dân số là 35%.
Thái Lan đã hạ thấp tầm nhìn, điều chỉnh dự báo năm 2021 xuống mức tăng trưởng 2,5% đến 3,5%, so với mức dự báo 3,5% đến 4,5% vào tháng 11. Việc hạn chế du lịch toàn cầu đặc biệt ảnh hưởng đến các điểm du lịch của Thái Lan, nơi mà du lịch đóng góp rất lớn trong tỉ trọng nền kinh tế.
Theo Danucha Pichayanan, Tổng thư ký Văn phòng Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, ngành du lịch của Thái Lan dự kiến sẽ phục hồi trong quý 4 năm 2021. Ông cũng cho biết sự phát triển của vương quốc phụ thuộc vào hiệu quả của vắc-xin, đồng thời nói thêm rằng sự ổn định chính trị là yếu tố sống còn để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tại Malaysia, quốc gia vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp, Ngân hàng trung ương đã không tiết lộ dự báo tăng trưởng năm 2021 khi thông báo rằng GDP giảm 5,6% vào năm 2020. Đây là kết quả tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.
"Bước sang năm 2021, tăng trưởng sẽ phục hồi, được hỗ trợ bởi sự gia tăng nhu cầu toàn cầu và bình thường hóa các hoạt động kinh tế trong nước", Ngân hàng Negara Malaysia lưu ý trong bài thuyết trình gần đây. Nhưng họ nói thêm, "Các rủi ro suy giảm đối với tăng trưởng vẫn còn, với tốc độ và sức mạnh phục hồi tùy thuộc vào những diễn biến xung quanh đại dịch COVID-19 trên toàn cầu và trong nước."
Dẫn đầu về tăng trưởng của Đông Nam Á vào năm 2021 có thể là Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam này đã quản lý được mức tăng trưởng kinh tế 1,8% nhờ thành công trong việc ngăn chặn virus - chỉ báo cáo khoảng 2.100 trường hợp dương tính - cùng với việc xuất khẩu mạnh mẽ các mặt hàng điện tử và các sản phẩm tiêu dùng khác. Hà Nội đang đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
"Xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc", Gareth Leather, nhà kinh tế cấp cao về châu Á tại Capital Economics, viết trong một báo cáo gần đây. "Để tránh thuế quan của Mỹ, các nhà nhập khẩu đã chuyển nhu cầu từ Trung Quốc sang các nhà cung cấp thay thế. Với quan hệ Mỹ-Trung có thể sẽ vẫn căng thẳng trong những năm tới, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục."
Trước đại dịch Covid-19, Đông Nam Á đã đạt mức tăng trưởng chung hàng năm khoảng 5% trong nhiều năm - trở thành một trong những khu vực hoạt động tốt nhất thế giới. Khu vực trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn, với dân số tương đối trẻ thúc đẩy nhu cầu và cung cấp nhiều lao động sản xuất. Những lợi thế này vẫn còn nguyên giá trị nhưng trước hết vẫn là ưu tiên để kiểm soát dịch bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo