Chính sách

Có nhiều lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA

(DNVN) - Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Sẽ giải thể Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương / Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng đủ các điều kiện trong quy định

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngày 01.10.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trong đó báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Những lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA vốn vay ưu đãi bao gồm: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp), phát triển đô thị thông minh, thủy lợi; nghiên cứu, xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tri thức và phát triển công nghệ; giải quyết ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP); lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng. Thời gian xử lý đơn rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi tại Bộ Tài chính là 4 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Ngoài ra, căn cứ kết quả vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi, quy trình quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau: Công tác vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện thông qua đối thoại chính sách phát triển với các nhà tài trợ nước ngoài căn cứ vào Định hướng thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và quy hoạch phát triển của cả nước, của bộ, ngành, lĩnh vực và của địa phương; Kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính ngân sách 05 năm quốc gia; Chiến lược dài hạn về nợ công và Chương trình quản lý nợ công trung hạn; Hạn mức vay vốn ODA, vay ưu đãi hàng năm và trung hạn 5 năm; Kế hoạch tài chính ngân sách 05 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Kế hoạch tài chính ngân sách 03 năm quốc gia, kế hoạch tài chính ngân sách 03 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại tài trợ cho chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, trừ vốn ODA không hoàn lại được quy định tại khoản 3, 4 Điều này.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại không gắn với khoản vay của các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại không gắn với khoản vay cho chương trình, dự án không quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Tuyết Thùy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm