Chính sách

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững

Đẩy mạnh sản xuất lúa hữu cơ kết hợp với ứng dụng công nghệ đang là hướng đi hiệu quả của ngành nông nghiệp nước ta.

Vẫn có điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu / Cà phê Việt tìm cách chinh phục người châu Âu

5 năm trở lại đây, xu hướng đã được nhiều nông dân và doanh nghiệp chọn lựa bởi không chỉ tạo ra chất lượng nông sản thơm ngon, mà còn tác động tích cực đến môi trường, sức khỏe con người.

Cây lúa - loại cây trồng chủ lực có diện tích lớn nhất nước ta cũng đã có những chuyển động theo hướng này. Từ chỗ mỗi vụ lúa nông dân phải đổ xuống đồng ruộng hàng chục kg phân, thuốc hóa học, nay nhiều cánh đồng đã như được hồi sinh nhờ phát triển thuận thiên.

Mở rộng sản xuất lúa hữu cơ

Ông Lâm (xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) có 2 sào lúa tham gia vào mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ của xã Khánh Cường. Sau 2 tháng áp dụng quy trình, cây lúa đã có sự phát triển khác biệt.

Dù cấy rất thưa nhưng đến nay đất đã phủ kín bởi lúa đẻ nhánh khỏe. Con kênh qua cánh đồng nước cũng đã khác, chưa bao giờ ốc, cua cá về nhiều như lúc này. Sự thay đổi của môi trường đồng ruộng đã là cơ sở để những nông dân như ông từ bỏ dùng thuốc hóa học.

"Dùng hóa học mà nó ngấm vào hạt lúa ăn nguy hiểm lắm. Bệnh nhiều cũng từ đấy cho nên giảm hóa học càng nhiều càng tốt", ông Lâm nói.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững - Ảnh 1.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ - nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh minh họa.

Còn tại Hà Tĩnh, vụ Hè Thu năm nay nông dân trồng lúa của 4 huyện đã bắt đầu quen với khái niệm đạt chuẩn hữu cơ. 20 ha lúa ở xã Cẩm Thành dự kiến năng suất có thể đạt từ 53 - 56 tạ/ha.

Sản xuất hữu cơ kết hợp ứng dụng công nghệ đã là cách để tăng lợi nhuận, tiết kiệm chí phí, sức người. Từ vụ mùa năm nay những nông dân của xã Khánh Cường, Ninh Bình đã sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc.

Chỉ 3 tiếng buổi sáng, 10 ha lúa đã được phòng trừ hiệu quả bằng các chế phẩm sinh học, thân thiện với môi trường. Trên cả nước những cánh đồng cả 100 ha sản xuất theo hướng hữu cơ đã không còn là hiếm.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ bài bản, khoa học

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới là mục tiêu chính của Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt.

 

Nhưng quan điểm là không phát triển ồ ạt, theo phong trào mà từng bước gắn với quy trình bài bản, khoa học và tiến tới tạo dựng môi trường hữu cơ từ sản xuất đến tiêu dùng.

Cụ thể, đến năm 2025, diện tích cây trồng hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 3% tổng diện tích; chăn nuôi hữu cơ là 5 - 10%; khoảng 2 - 3% diện tích nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ tương đương với 60.000 ha.

Đến năm 2030, diện tích cây trồng hữu cơ tăng lên khoảng 7 - 10%, trong đó lúa là 150 000 ha, thủy sản hữu cơ có khoảng 7 - 8%, tương đương khoảng 100.000 ha. Hiện Việt Nam đã có 46 tỉnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên diện tích hơn 230 nghìn ha.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững - Ảnh 2.
Mục tiêu, đến năm 2025, diện tích cây trồng hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 3% tổng diện tích. Ảnh minh họa.

Gạo hữu cơ tiến đến phân khúc cao cấp ở châu Âu

Trên cơ sở Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ, Việt Nam đang hoàn thiện cả môi trường pháp lý, vật tư, thị trường cho nông sản hữu cơ. Hiện lúa gạo đã chứng minh tính hiệu quả khi doanh nghiệp và nông dân đã theo đuổi quy trình này từ sớm.

 

Mới đây, lần đầu tiên chủng loại gạo thơm ST20 đã được bán tại thị trường châu Âu với giá trên 1.000 USD/tấn và gạo Jasmine có giá trên 600 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất gạo Việt Nam đạt được sau 30 năm tham gia xuất khẩu.

Hiệp định Thương mại tự do với châu Âu vừa có hiệu lực đang mở rộng cửa cho gạo Việt Nam. Một số dòng gạo cao cấp đang được ngày càng nhiều người tiêu dùng châu Âu quan tâm là gạo hữu cơ, gạo hữu cơ nguyên cám, gạo thảo dược và gạo tím, thị trường hẹp nhưng có giá bán cao gấp 3 - 4 lần, thậm chí gấp 12 lần gạo thường.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm