Chính sách

Thay đổi quy định về quyền lợi người tiêu dùng và trách nhiệm doanh nghiệp?

DNVN - Trong bối cảnh nhiều thách thức, hành vi và biểu hiện mới cùng sự phát triển của kinh tế số, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được thay đổi toàn diện nhằm tạo mối quan hệ hài hòa giữa người tiêu dùng và trách nhiệm của doanh nghiệp (DN).

Thủ tục hành chính còn rườm rà, ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa toàn cầu / Cấm doanh nghiệp đa cấp dùng hình ảnh bác sĩ quảng cáo sản phẩm

Thay đổi toàn diện
Tại hội thảo lấy ý kiến DN góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức sáng 18/1, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban pháp chế của VCCI cho biết: Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (gọi tắt là Dự thảo) và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động.
Dự thảo được soạn thảo trong bối cảnh có nhiều thách thức mới, nhiều chủ đề mới liên quan đến kinh tế số. Do đó, nhiều vấn đề mới cần phải điều chỉnh trong Dự thảo để xây dựng mối quan hệ bền chặt và hài hòa giữa người tiêu dùng (NTD) và trách nhiệm của DN.
Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phát biểu, quyền lợi NTD và trách nhiệm của DN luôn gắn kết với nhau như 2 mặt của 1 đồng xu. Việc lắng nghe ý kiến của các DN trong quá trình hoạt động kinh doanh để làm sao hoàn thiện và bảo vệ tốt hơn NTD và khách hàng, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, bền vững là cần thiết.
Theo ông Trịnh Anh Tuấn, quyền lợi NTD và trách nhiệm của DN luôn gắn kết với nhau như 2 mặt của 1 đồng xu.
"Với Dự thảo này, Ban Soạn thảo đã xem xét, đánh giá những điểm mới, những hình thái, hành vi và biểu hiện mới. Chúng tôi cũng rà soát các quy định pháp luật hiện hành về Luật Giao dịch điện tử và Luật An ninh mạng vốn liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của NTD. Ban Soạn thảo cũng đưa ra nhiều quy định mới", ông Tuấn chia sẻ.
So với luật hiện hành có hiệu lực từ năm 2010, Ban Soạn thảo đã sửa đổi 38 điều, thêm mới 29 điều. Dự thảo đã có sự thay đổi rất toàn diện. Đặc biệt, Ban Soạn thảo mạnh dạn bổ sung 1 chương riêng về BVQLNTD trong các giao dịch đặc thù với các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Nói rõ hơn về dự thảo, ông Cao Xuân Quảng (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng), thành viên Ban soạn thảo cho biết, dự thảo luật được xây dựng trên tinh thần rất khẩn trương và ngày 10/1 vừa qua, Ban Soạn thảo đã chính thức đưa Dự thảo Luật BVQLNTD sửa đổi kèm với Tờ trình Chính phủ lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
"Dự thảo là sự thay đổi tương đối lớn so với luật hiện hành. So với quy mô luật cũ gồm 6 chương và 51 điều, dự thảo này có 7 chương và 80 điều. Hầu như các điều khoản đã được sửa đổi, bổ sung. Các điều khoản đều được đánh giá xem xét kỹ càng và thận trọng để có thể sửa đổi bổ sung những nội dung đã được nêu trong Tờ trình Chính phủ", ông Quảng thông tin.
Các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nhóm nội dung chính trong 7 chính sách. Bao gồm: hoàn thiện các quy định về hàng hóa có khuyết tật và thu hồi hàng hóa có khuyết tật; hoàn thiện các quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; hoàn thiện các quy định liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp; hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch có yếu tố đặc thù, có tính mới trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế; xây dựng và hoàn thiện các quy định về các loại hình giao dịch, hoạt động, trách nhiệm của các chủ thể; hoàn thiện quy định về quản lý nhà nước; hoàn thiện quy định về vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nên giới hạn hành vi của tổ chức bán hàng đa cấp
Hội thảo đã nhận được nhiều đóng góp ý kiến từ các hiệp hội, luật sư và DN liên quan đến khái niệm, đối tượng điều chỉnh, cũng như bổ sung các quy định về hợp đồng và trách nhiệm của các bên liên quan. Trong đó, các quy định liên quan đến bán hàng đa cấp (BHĐC) nhận được nhiều ý kiến đóng góp.
Bà Tạ Diệu Thương - Trưởng Ban Pháp chế Hiệp hội BHĐCViệt Nam góp ý sửa đổi Điều 44 khoản 1, điểm e. Điều 44 khoản 1, điểm e ghi rõ: Tổ chức BHĐCphải chịu trách nhiệm đối với hoạt động BHĐCcủa người tham gia BHĐC.
Tuy nhiên, theo bà Thương, khái niệm này là quá rộng vì người tham gia bán hàng là chủ thể kinh doanh độc lập. Do đó người tham gia bán hàng phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Tổ chức BHĐCchỉ nên giới hạn với hành vi của người BHĐCtrong các sự kiện hoặc địa điểm thuộc phạm vi quản lý của công ty, còn lại người tham gia BHĐCphải tự chịu trách nhiệm.
Dự thảo đưa ra quy định về hợp đồngBHĐC.
Ở Điều 44, khoản 2, điểm d, bà Thương đề xuất bổ sung nội dung: Nhà phân phối, cá nhân tham gia BHĐCtự mình chịu trách nhiệm đối với hoạt động tiếp thị và bán hàng theo phương thức đa cấp.
Cũng theo vị đại diện này, tại điểm h, khoản 3, Điều 44 của dự thảo quy định "Các hành vi BHĐCbất chính khác do Chính phủ quy định", Ban Soạn thảo cần làm rõ là hành vi bị cấm, chứ không phải là định nghĩa BHĐCbất chính. Ban Soạn thảo có thể xem xét để sửa thành "hành vi BHĐCbị cấm" cho đúng với bản chất.
Cũng góp ý về quy định liên quan đến BHĐC, ông Vũ Tú Thành - Hội đồng thư ký kinh doanh ASEAN tỏ sự băn khoăn về việc phân loại 3 loại hình bán hàng: đa cấp, tận cửa và trực tiếp.
"Điều này tôi băn khoăn vì tôi hiểu rằng BHĐClà một phần của bán hàng tận cửa và bán hàng tận cửa là một phần của bán hàng trực tiếp. Theo thiết kế của Dự thảo hiện nay, đây là các loại hình giao dịch khác nhau và có những quy định điều chỉnh khác nhau. BHĐCđã có những văn bản quy định rõ ràng", ông Thành băn khoăn.
Mặt khác, ông Thành cho rằng cần nhìn nhận loại hình bán hàng từ xa như một loại hình giao dịch thông thường chứ không phải là loại hình giao dịch đặc biệt như cách tiếp cận trong Dự thảo.
"Đối với nội dung này, sẽ hợp lý hơn nếu đưa xuống thành nghị định để Chính phủ hướng dẫn, nếu đưa vào dự thảo luật sẽ có nhiều băn khoăn của các bộ, ngành, từ đó làm chậm tiến độ xây dựng luật", ông Thành kiến nghị.
Phản hồi ý kiến đề xuất của các đại biểu, ông Trịnh Anh Tuấn cho biết: Hiện khái niệm bán hàng trực tiếp được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Bản thân các DN BHĐCViệt Nam hiện nay đều là thành viên của Hiệp hội bán hàng trực tiếp.
Để làm rõ các quy định này, trong dự thảo này, Ban Soạn thảo đã mạnh dạn đưa ra khái niệm mới "bán hàng trực tiếp". Trong khái niệm "bán hàng trực tiếp" có khái niệm "bán hàng đa cấp". Những quy định liên quan đến BHĐC, Ban Soạn thảo đã rà soát và đưa ra một số quy định mà pháp luật đang quy định vào trong dự thảo, làm cơ sở pháp lý để sau này Chính phủ quy định chi tiết.
Về ý kiến đề xuất của bà Thương tại điểm h, khoản 3, Điều 44, ông Tuấn cho rằng: khoản 3 đã được dẫn chiếu lên "các hành vi bị cấm" ở phía trên thì đương nhiên là "bị cấm". Có thể do việc sử dụng thuật ngữ này không được chuẩn xác, Ban Soạn thảo sẽ tiếp thu và xem xét lại
Đối với trách nhiệm của DN BHĐCtheo kiến nghị của Hiệp hội BHĐCViệt Nam, về cơ bản Ban Soạn thảo sẽ nghiên cứu và tiếp thu để phù hợp với pháp luật hiện nay, cụ thể là theo quy định tại Nghị định 40.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm