Kinh doanh

Phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng

(DNVN) - Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp cùng Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo Phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.

Chày Lập Farmstay - “viên ngọc xanh” trước cửa ngõ di sản / Hà Nội: Xử phạt gần 1,5 tỷ đồng về vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Toàn cảnh buổi Hội thảo Phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.

Toàn cảnh buổi Hội thảo Phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.

Có thể thấy, ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng. Khi sự minh bạch ngày càng rõ rệt hơn thì đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó, giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Nhằm đón đầu xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của ngân hàng. Nổi bật nhất là việc triển khai thực tế các công nghệ số nền tảng như: Điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo. Đồng thời gồm các ứng dụng giải pháp mới như: xác thực sinh trắc học, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng (Open API)… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, làm phong phú thêm những trải nghiệm của khách hàng. Các ngân hàng Việt Nam đã có sự đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm corebank thế hệ mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành ngân hàng với mục tiêu cuối cùng là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số theo hướng đơn giản, thân thiện, tự động, thông minh và tiếp cận khách hàng đa kênh đồng nhất.
Bên cạnh những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghệ số trước kỷ nguyên CMCN 4.0 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tận dụng lợi thế đi sau tiếp nhận sự hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng kiến thức mới từ các ngân hàng, các đối tác nước ngoài, các nhà đầu tư chiến lược trong việc ứng dụng khuôn khổ quản trị và kinh doanh hiện đại, tiếp thu mô hình ngân hàng số thông minh và phát triển sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Đối với ngân hàng số, đây là mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành, cung ứng sản phẩm - dịch vụ trên nền tảng số, đem lại lợi ích to lớn cho ngân hàng về tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sự gắn kết với khách hàng.
Ngoài ra, trên nền tảng công nghệ 4.0, cùng với việc tận dụng những thế mạnh của kinh tế quy mô, kinh tế chia sẻ, việc triển khai ứng dụng công nghệ số kỹ thuật cao liên quan đến kết nối internet, điện toán đám mây, công nghệ cảm biến, thực tế ảo… sẽ giúp giảm thiểu chi phí giao dịch, vận chuyển, quản lý, góp phần tiết kiệm về mặt tài chính cho các ngân hàng Việt Nam.
Việc phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng cũng là những xu hướng công nghệ giải pháp đột phá đang được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán quan tâm và phát triển để ứng dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ khách hàng. Phương thức tiếp cận những thành tựu cách mạng công nghệ 4.0 để triển khai, ứng dụng thực tế đối với hoạt động ngân hàng. Những khó khăn, thách thức gặp phải trong quá trình triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng như an ninh, bảo mật, bí mật thông tin khách hàng, quản trị rủi ro…
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, nhận thức được tầm quan trọng, tiềm năng và sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ đối với hoạt động ngân hàng, NHNN đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động của ngành nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Ngày 8/8/2018 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển Ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong chiến lược này, việc chú trọng phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ngành ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng được xác định là hai trong số nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành ngân hàng trong những năm tới đây.
Tuyết Thùy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm