Quốc tế

New Zealand giao Nga quyền bầu chọn Tổng Thư ký Liên hợp Quốc

(DNVN) - Quyết định này được thông qua do thực tế là một trong những ứng viên cho vị trí Tổng Thư ký là người New Zealand, theo nguồn thông tin trên báo Sputnik (Nga) đưa ngày 20/8.

Phái đoàn đại biểu của New Zealand đã quyết định rút khỏi cuộc bầu cử tân Tổng Thư ký LHQ và sứ mệnh này được giao phó cho Nga. Đây là tin do ông Gerard van Boheme đại diện thường trực của New Zealand tại Liên Hợp Quốc công bố.

Theo lời ông, sở dĩ thông qua quyết định như vậy là do thực tế một trong những ứng viên cho vị trí Tổng thư ký mới là người New Zealand, cựu Thủ tướng Helen Clark.

New Zealand trao quyền lựa chọn cho Nga, bởi đất nước sẽ là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm tới và hiện thời chưa công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với bất kỳ ai trong số 11 ứng viên.

New Zealand giao Nga quyền bầu chọn Tổng Thư ký Liên hợp Quốc.

Hiện các ứng cử viên tham gia chạy đua vào chiếc ghế Tổng Thư ký Liên hợp quốc đa số đến từ các nước Đông Âu. Điều này là dễ hiểu vì đến nay đã có ba Tổng Thư ký đến từ Tây Âu, hai người từ châu Phi, hai người từ châu Á và một người từ khu vực Mỹ Latinh và Caribe, song chưa có vị Tổng Thư ký nào đến từ Đông Âu.

Ngoài yếu tố địa lý, cuộc bầu chọn người đứng đầu Liên hợp quốc năm nay còn tính đến cả yếu tố giới tính.

Nhiều quốc gia đã lên tiếng kêu gọi trao quyền lãnh đạo Liên hợp quốc cho một phụ nữ. Hai nữ ứng cử viên nặng ký nhất hiện nay là Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova và Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark.

Theo quy định, tiến trình bầu chọn Tổng Thư ký Liên hợp quốc diễn ra tại các cuộc bỏ phiếu kín của Hội đồng Bảo an và cơ quan nắm quyền lực cao nhất trong thể chế đa phương này sẽ đề cử ứng viên duy nhất để Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua.Tuy nhiên, điểm mới của tiến trình bầu chọn người đứng đầu Liên hợp quốc năm nay là các ứng cử viên đều phải công khai thể hiện năng lực của bản thân.

Dự kiến, Hội đồng Bảo an sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 9 này trước khi Đại Hội đồng Liên hợp quốc bầu chọn chính thức vào tháng 10.

 

Nên đọc
Hòa Hậu (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo