Quốc tế

Nga sẽ thoát án phạt vì Putin ủng hộ điều binh tới Ukraine?

(DNVN)-Theo Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Wolfgang Ischinger, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ điều lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tới Donbass có thể được sử dụng như một cơ hội để dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga.

Ông Wolfgang Ischinger, một nhà ngoại giao Đức và hiện giữ chức Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich (MSC) cho rằng, việc Moscow ủng hộ lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Donbass có thể được sử dụng như một cơ hội để cải thiện quan hệ giữa Nga và phương Tây, và có thể nới lỏng lệnh trừng phạt Nga. 

Hồi đầu tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủng hộ ý tưởng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine để đảm bảo an ninh cho phái đoàn giám sát của Tổ chức Hợp tác và An ninh (OSCE) tại Donbass. 

"Có một sự thay đổi trong quan điểm của Nga. Điều này cần phải được phân tích kỹ lưỡng. Đề xuất trên không chỉ liên quan đến Donbass mà còn liên quan đến mối quan hệ Đông - Tây nói chung, cũng như xây dựng niềm tin giữa phương Tây và Nga. Đây là một chiến thuật ngoại giao tốt", ông Ischinger cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Die Welt.

Ông Wolfgang Ischinger, một nhà ngoại giao Đức và hiện giữ chức Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich.

Trong diễn biến liên quan, hôm 16/9, trong một cuộc phỏng vấn với Funke, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Donbass là thú vị. Tuy nhiên, bà cho rằng đề xuất của ông chủ Điện Kremlin không tạo ra cơ sở để nới lỏng lệnh trừng phạt Nga. 

"Cần phải đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, song đáng tiếc là tính đến nay chúng ta vẫn chưa có", bà Merkel khẳng định. 

"Tôi nghĩ đề xuất của Tổng thống Nga về việc thành lập một phái bộ Liên hợp quốc ở Donbass là thú vị", bà nhấn mạnh. 

"Theo hướng này, chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn, tuy nhiên đó chưa trở thành cơ sở để nới lỏng các biện pháp trừng phạt Nga", Thủ tướng Đức phát biểu. 

Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xấu đi kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine vào năm 2014 sau khi Kiev quyết định phát động chiến dịch quân sự ở miền Đông sau khi người dân địa phương từ chối thừa nhận một chính phủ không được bầu lên nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi tháng 2. Bất chấp lệnh ngừng bắn đã được đưa ra, tình hình ở miền Đông Ukraine vẫn căng thẳng. 

 

Các quốc gia phương Tây đã áp đặt một số vòng trừng phạt Nga do cáo buộc Moscow liên quan tới xung đột ở miền Đông Ukraine và vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Ukraine. Moscow nhiều lần bác bỏ tất cả những cáo buộc này và trả đũa bằng việc áp đặt cấm nhập khẩm thực phẩm đối với Kiev. 

Nên đọc
Thu An (Theo TASS)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo