Quốc tế

“Chiến dịch Berlin”của Nga ở Syria - Trận chiến định đoạt cục diện đối đầu Mỹ-Nga ở Trung Đông

Nga và Syria đang chuẩn bị cho một chiến dịch giải phóng Idlib có ý nghĩa quyết định và quan trọng như Chiến dịch Berlin của Liên Xô trong giai đoạn cuối cùng trong Chiến tranh thế giới lần thứ II và sẽ là trận chiến định đoạt cục diện đối đầu Mỹ-Nga ở Syria.

Quân đội Syria phá nát căn cứ phiến quân ở Hama, không tay súng nào sống sót / Nga trưng bày chiến lợi phẩm thu được từ cuộc chiến Syria (Ảnh + clip)

Trong bối cảnh diễn biến đầy kịch tính và mau lẹ trong những ngày gần đây trong quan hệ Mỹ-Nga, trong đó Quốc hội Mỹ áp đặt các biện pháp cấm vận mang tính chất tối hậu thư nhằm vào Nga. Đồng thời tại Syria, Lầu Năm Góc đang ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công mới nhằm vào lực lượng của chính quyền Damascus-đồng minh của Nga, còn Matxcơva cũng chuẩn bị sẵn sàng đáp trả.

Nếu cuộc đụng độ này xảy ra thì đây sẽ là “Chiến dịch Berlin của ở Syria”, tương tự như Chiến dịch Berlin do Hồng quân Liên Xô tiến hành vào giai đoạn cuối cùng trong Chiến tranh thế giới lần thứ II và sẽ là trận chiến định đoạt cục diện đối đầu Mỹ-Nga ở Syria bởi cuộc chiến ở Syria có nhiều nét tương đồng với Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Cuộc chiến ở Syria là nội chiến hay là chiến tranh ủy nhiệm?

Kể từ khi bùng phát vào năm 2011 trong cái gọi là “Mùa Xuân Arab cuộc xung đột ở Syria được nhìn nhận theo các cách tiếp cận khác nhau. Theo cách tiếp cận thứ nhất, chủ yếu ở phương Tây và các nước Trung Đông, cuộc xung đột ở Syria là “nội chiến” giữa các phe phái chính trị ở Syria. Cách tiếp cận này nhằm che đậy sự can thiệp của Mỹ và đồng minh vào cuộc chiến này [1-5].

Theo cách tiếp cận thứ hai, đó là “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” của Mỹ, trong đó Washington sử dụng “các lực lượng đối lập” tiến hành chiến tranh để lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, còn Nga là bên ủng hộ chính phủ và quân đội Syria bảo vệ chủ quyền quốc gia và thể chế chính trị của quốc gia này. Theo cách tiếp cận này, cuộc chiến ở Syria chính là cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga.

Theo cách tiếp cận thứ ba, biến thể từ cách tiếp cận thứ hai, về phương diện nào đó một số chuyên gia coi cuộc xung đột ở Syria là cuộc chiến tranh thế giới mới, thực chất là chiến tranh thế giới lần thứ III [6]. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã từng tuyên bố rằng cuộc chiến ở Syria không phải là nội chiến mà là cuộc chiến tranh thế giới [7]. Theo ông al-Assad, trong cuộc chiến này, Mỹ và các đồng minh của họ sử dụng các tổ chức cực đoan khác nhau đến từ nhiều nước. Trong đó đóng vai trò then chốt là Tổ chức khủng bố nhà nước Hồi giáo ở Syria và Cận Đông, gọi tắt là ISIL (Islamic State of Iraq and the Levant) - tiền thân của tổ chức khủng bố mang tên “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng IS (Islamic State) mà Syria và nhiều nước tố cáo do Mỹ dựng lên để tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố không chỉ nhằm hủy diệt nhà nước Syria mà còn gây ra trạng thái bất ổn có kiểm soát trên toàn bộ khu vực Trung Đông [8-12].

Tiêm kích Su-30SM hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga tham gia tấn công các mục tiêu khủng bố tại Syria

Tiêm kích Su-30SM hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga tham gia tấn công các mục tiêu khủng bố tại Syria

Trong cuộc chiến Syria, Mỹ theo đuổi mục đích không chỉ là giành quyền kiểm soát quốc gia này mà từ đây sẽ giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Đại Trung Đông và tiến tới giành quyền bá chủ cả thế giới [13-15]. Nhà tiên tri người Bulgaria, bà Vanga, từng tiên đoán rằng chiến tranh thế giới lần thứ III sẽ bùng nổ ở Syria và lan tỏa sang châu Âu [16]. Tiên đoán của bà Vanga đã trở thành hiện thực: Cuộc chiến ở Syria đã dẫn tới cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đang tạo ra hiểm họa “nhấn chìm” các nước châu Âu trong mớ hỗn loạn chưa có lối thoát [17-19]. Các nước châu Âu cáo buộc Mỹ chủ tâm gây ra cuộc khủng hoảng này [20].

Xét mục tiêu chiến lược toàn cầu mà Mỹ theo đuổi cũng như quy mô, phạm vi và lực lượng tham gia, có thể thấy chiến tranh Syria có nhiều nét tương đồng với Chiến tranh thế giới lần thứ I và Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Về lực lượng tham chiến, trong Chiến tranh thế giới lần thứ I có 38 nước, trong Chiến tranh thế giới lần thứ II có 72 nước, còn trong chiến tranh Syria có gần 100 nước tham gia (gồm Liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu có 60 nước, Liên minh chống khủng bố do Arab Saudi đứng đầu có 30 nước và Liên minh chống khủng bố do Nga dẫn đầu có 4 nước (Nga, Iran, Syria, Iraq) và lực lượng tình nguyện Palestine.

Về phạm vi, Chiến tranh thế giới lần thứ I diễn ra phần lớn ở châu Âu, một phần châu Á và châu Phi. Chiến tranh thế giới lần thứ II diễn ra trên hầu hết các châu lục và đại dương. Còn chiến tranh Syria nhìn bề ngoài diễn ra chủ yếu ở khu vực Trung Đông nhưng trên thực tế là diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phân chia thế giới thành hai chiến tuyến rõ ràng. Đứng trên chiến tuyến thứ nhất do Mỹ chỉ huy với gần 100 nước hoặc là tham chiến cùng với Mỹ hoặc ủng hộ Mỹ, còn đứng trên chiến tuyến thứ hai là những nước thực tâm chống khủng bố do Nga dẫn đầu.

Theo các cứ liệu lịch sử được giải mật về lịch sử Chiến tranh thế giới lần thứ II và cuộc chiến ở Syria, có thể rút ra được nhiều sự tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh này.

 

Đó là, chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ XX và chủ nghĩa khủng bố mà đại diện điển hình là IS hiện nay đều là công cụ của các tập đoàn tài phiệt sử dụng để thiết lập quyền bá chủ thế giới. Trong thế kỷ XX, một số tập đoàn tài phiệt giúp đỡ toàn diện về chính trị và kinh tế cho các thế lực đi theo chủ nghĩa quốc xã, đứng đầu là Adolf Hitler, lên nắm quyền ở Đức và sau đó dùng chính lực lượng này làm công cụ xung kích gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ II để làm suy yếu các nước tư bản hàng đầu ở Châu Âu và tiêu diệt Liên Xô-cản trở lớn nhất đối với tham vọng giành quyền bá chủ thế giới [21,22].

Hiện nay, các tập đoàn tài phiệt lại nuôi dưỡng các tổ chức khủng bố, từ Al-Qaeda đến IS, dưới hình thức “các lực lượng đối lập” làm công cụ để bình định vòng cung địa chính trị từ Bắc Phi-Trung Đông tới Châu Âu, Trung Á và Nam Á, trước hết là loại bỏ ảnh hưởng của Nga bởi Liên bang Nga dưới thời cầm quyền của Tổng thống V.Putin là cản trở lớn nhất đối với tham vọng của các tập đoàn tài phiệt đang cố duy trì trật tự thế giới đơn cực do họ lãnh đạo sau Chiến tranh lạnh. Do đó, trong thế kỷ XX, chủ nghĩa phát xít là hiểm họa lớn nhất đối với thế giới thì hiện nay chủ nghĩa khủng bố cũng là nguy cơ lớn nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế [8-13].

Trong thế kỷ XX, Liên Xô là quốc gia đi đầu trong liên minh quốc tế chống chủ nghĩa phát xít để cứu loài người thoát khỏi thảm họa diệt chủng, thì hiện nay Nga cũng là quốc gia đang đi đầu cùng với nhiều quốc gia khác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, trước hết là chống IS. Chính vì thế, sau khi Nga quyết định thành lập liên minh quốc tế chống IS, thì Mỹ không hợp tác với Nga mà vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương ủng hộ “các lực lượng đối lập” nhằm loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, thực chất là đối đầu với Nga.

Hiện nay kết cục cuộc chiến chống IS do liên minh quốc tế chống khủng bố do Nga dẫn đầu và trực tiếp tham gia ở Syria sẽ làm thay đổi căn bản cục diện chính trị quốc tế trên phạm vi toàn cầu, chứ không chỉ ở Trung Đông. Vì thế, chiến dịch Nga giúp Syria giải phóng thành phố có vị thế đặc biệt quan trọng Aleppo có ý nghĩa tương tự như trận quyết chiến chiến lược Stalingrad đã từng làm thay đổi cục diện Chiến tranh thế giới lần thứ II [23].

Còn chiến dịch giải phóng Idlib hiện nay phần nào tương tự như chiến dịch Berlin kết thúc thế chiến ở châu Âu, giúp chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad giành lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước, lập lại hòa bình, giải quyết tận gốc căn nguyên cuộc khủng hoảng di cư, giúp các nước Châu Âu ổn định tình hình.

 

Mỹ và Nga trong tư thế đạn đã lên nòng

Trong cuộc gặp ở Geneva tuần trước, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton thông báo với người đồng cấp NgaNikolai Patrushev rằng “Mỹ nắm được thông tin về việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học để đánh chiếm sào huyệt thánh chiến cuối cùng ở Idlib” và cảnh báo Nga rằng Washington sẵn sàng đáp trả bằng hành động quân sự quyết liệt hơn hai lần trước đây với Syria vào ngày 6/4/2017 và 14/4/2018 [24].

Lần này, để chuẩn bị cho chiến dịch quy mô lớn tấn công Syria, Mỹ đã điều tàu khu trục USS The Sullivans được trang bị hệ thống tên lửa Aegis và 56 tên lửa hành trình đến Vùng Vịnh. Máy bay ném bom chiến lược tàng hình Rockwell B-1 Lancer được trang bị 24 tên lửa hành trình cũng đã hạ cánh tại căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar. Mỹ còn lắp đặt các hệ thống radar tiên tiến tại các căn cứ của họ tại sân bay quân sự Ayn al-Arab và thị trấn Rmelan ở tỉnh Hasakah thuộc khu vực do người Kurd kiểm soát.

Tại đây, Mỹ đang xúc tiến xây dựng căn cứ quân sự kiên cố để hiện diện lâu dài ở Syria. Khoảng 2.000 binh lính Mỹ và một số lượng ít hơn binh lính từ Pháp và các đồng minh của Mỹ đã được triển khai tới phía đông-bắc Syria, nơi các chiến binh người Kurd đang kiểm soát. Rõ ràng, Mỹ đang chuẩn bị hành động để loại bỏ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Theo người phát ngôn chính thức của Bộ quốc phòng Nga ngày 25/8/2018, tướng Igor Konashenkiv, căn cứ vào thông tin mà Trung tâm hòa giải của Nga tại Syria có được, các chuyên gia nước ngoài nói tiếng Anh đã tới khu định cư tại một khu vực ở miền nam Idlib để dàn dựng “một cuộc tấn công hóa học Quân đội Syria thực hiện”. Theo kịch bản, lực lượng phiến quân thuộc tổ chức khủng bố Front Al-Nusra đang hoạt động tại tỉnh Idlib, tây-bắc Syria, sẽ chuyển các thùng khí độc tới một ngôi làng gần thị trấn Jisr al-Shughur. Một nhóm phiến quân khác cũng đã bí mật tại đây để đóng giả các “tình nguyện viên” của tổ chức White Helmet để dàn dựng hoạt động giải cứu người dân địa phương thoát khỏi “vụ tấn công hóa học của Quân đội Syria” [25].

 

Để sẵn sàng đối phó với chiến dịch tấn công quy mô lớn của Mỹ ở Syria, Nga đã điều ít nhất là 17 tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus tới Địa Trung Hải, hướng tới căn cứ hải quân Tartus của Syria, trong đó có tàu rà phá mìn Project 266M lớp Natya 1, Valentin Pikul 770, Project 22870 và tàu cứu hộ Prof Nikolay Muru.

Hải quân Nga còn điều tàu chở hàng tiếp viện tới Syria nhằm hỗ trợ cho lực lượng quân đội chính phủ Syria trong chiến dịch sắp tới ở Idlib. Ngoài ra, Nga còn điều lực lượng đặc biệt được trang bị vũ khí hạng nặng tới khu vực phía nam Idlib. Đồng thời, Quân đội Syria cũng đã điều động lực lượng tới căn cứ Abu Duhur ở Idlib.Sân bay Abu Duhur có thể trở thành trung tâm tác chiến cho chiến dịch lần này của Nga và Syria.

Rõ ràng, súng đạn của Mỹ và Nga đã lên nòng. Vấn đề còn lại là Mỹ có dám mạo hiểm cho một chiến dịch phi pháp và đầy hiểm họa ở Syria hay không. Chúng ta sẽ chờ xem./.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://edition.cnn.com/2013/08/27/world/meast/syria-civil-war-fast-facts/index.html

 

[2] https://www.britannica.com/event/Syrian-Civil-War.

[3] https://www.nbcnews.com/news/world/syrian-civil-war-residents-rebel-held-idlib-await-assad-offensive-n901156

[4] https://www.aljazeera.com/news/2016/05/syria-civil-war-explained-160505084119966.html

[5] https://studfiles.net/preview/3617909/

[6] https://centro.news/news/skoro-voyna-tretya-mirovaya-voyna-nachnetsya-v-sirii

 

[7]http://www.qwasru.com/ukraine/vitrenko/Mirovaja-voina-protiv-Sirii-Asad-dal-intervju-The-Sunday-Times/

[8] http://whatsupic.com/news-polit…/14393-us-decision-isil.html

[9] https://socioecohistory.wordpress.com/…/isis-made-in-usa-u…/

[10] http://www.australiannationalreview.com/isis-leader-admits…/

[11] http://www.businessinsider.com/omar-al-shishani-isis-comman…

 

[12] http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/vprint/100559/

[13] http://www.pravda.ru/…/midd…/07-10-2014/1229947-stepanyan-0/

[14] http://www.pravda.ru/world/northamerica/usacanada/02-10-2013/1176464-kissinger-0/

[15] http://www.pravda.ru/world/asia/middleeast/10-02-2014/1191382-suria-0/

[16]http://okknews.ru/vanga-tretya-mirovaya-voyna-nachnetsya-v-sirii/

 

[17] https://www.theguardian.com/world/2018/jun/15/what-current-scale-migration-crisis-europe-future-outlook

[18] http://www.e-news.su/in-world/75869-migracionnyy-krizis-v-evrope-i-ego-zakazchiki.html

[19] http://rodon.org/polit-180704091946

[20] https://www.youtube.com/watch?v=4yTUjzInwzQ

[21] http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/view/34556/

 

[22] http://www.voltairenet.org/article187508.html

[23] https://www.newyorker.com/news/news-desk/the-battle-for-aleppo-syrias-stalingrad-ends

[24] https://www.pnp.ru/politics/smi-bolton-predupredil-patrusheva-o-gotovnosti-ssha-nanesti-udar-po-sirii.html

[25] http://maxpark.com/community/13/content/6456985


Theo Đại tá Lê Thế Mẫu/Viettimes
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm