Quốc tế

2018: Thế giới mất hơn 84 tỷ USD vì thiên tai

Trong năm 2018, thế giới đã tổn thất ít nhất 84,8 tỷ USD vì 10 thảm họa thiên tai được xác định liên quan đến biến đổi khí hậu như lũ lụt và nắng nóng bất thường.

Indonesia nâng mức cảnh báo núi lửa tại Sunda / Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán, hạ nhiệt căng thẳng thương mại


Siêu bão Florence đổ bộ vào Mỹ gây xáo trộn lớn cho cuộc sống người dân những vùng bão đi qua - Ảnh: Nhân viên cứu hộ hỗ trợ người dân (Nguồn: AFP)


Đây là nội dung bản báo cáo được Tổ chức nhân đạo Christian Aid của Anh công bố hôm 27/12.

Theo tổ chức này, biến đổi khí hậu đang tàn phá cuộc sống và kế sinh nhai của nhiều người trên Trái đất. Các chuyên gia cho rằng, Trái đất nóng lên sẽ làm gia tăng các đợt nắng nóng, mưa lũ, ảnh hưởng đến mùa màng và khiến tình trạng thiếu nước trở nên trầm trọng, làm tiêu tốn của cải và nhân lực.

Trong năm 2018, các thảm họa thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất về kinh tế là bão Florence và Michael đổ bộ vào Mỹ, khu vực Caribe và một phần của Trung Mỹ (32 tỷ USD), bão Jebi tại Nhật Bản (9,3 tỷ USD), hạn hán ở châu Âu, lũ lụt ở miền Nam Ấn Độ, bão Mangkhut ở Philippines vàTrung Quốc...

Các chuyên gia cho rằng cần có ngay hành động ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu vốn đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với những người nghèo nhất thế giới- nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi tình trạng Trái đất ấm lên.

Báo cáo của các nhà nghiên cứu được công bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP24) diễn ra ở Katowice, Ba Lan mới đây cho thấy Trái Đất vẫn đang trong quá trình nóng lên, vượt xa mức tăng nhiệt độ đề ra theo Thỏa thuận Paris năm 2015.

Theo dữ liệu về nỗ lực chống biến đổi khí hậu của các quốc gia (CAT), được hợp nhất từ số liệu của 3 tổ chức nghiên cứu tại châu Âu, với các chính sách hiện hành, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng 3,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mức dự báo này giảm 0,1 độ C so với báo cáo công bố một năm trước. Cũng theo CAT, nếu các quốc gia nghiêm chỉnh thực thi những cam kết về khí hậu, mức tăng nhiệt độ có thể khống chế ở 3 độ C.

 

Tuy nhiên, 3 độ C vẫn là con số quá lớn và điều này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khi băng ở các cực và đỉnh núi tan ra, nước biển dâng cao, nhiều hòn đảo biến mất và các khu vực thấp ở đất liền sẽ ngập chìm trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người, bên cạnh những hậu quả ngày càng khốc liệt hơn của thảm họa thiên nhiên.
Theo baochinhphu.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm