Quốc tế

Ba Lan 'vẽ' kịch bản 'kinh hoàng' cho Nga

Chính quyền Warsaw, đã đặt cược tất cả để có được “một miếng ngon trên bộ da của gấu Nga vẫn đang còn sống”.

Nga hé lộ hình ảnh tàu khu trục tàng hình tối tân / Nga-Thổ sẽ ký kết thỏa thuận cung cấp thêm S-400

Tin xấu từ Ba Lan

Ba Lan vừa đặt mua từ công ty Thụy Điển Saab một loạt tàu ngầm không người lái (AUV) Double Eagle chuyên dụng để rà phá thủy lôi, thu thập thông tin và có khả năng tấn công bằng ngư lôi.

Động thái này đã thu hút sự quan tâm rất lớn của Nga, trong đó có nhiều ý kiến đánh giá về những ý đồ của Ba Lan.

Theo tờ SV của Nga, những chiếc tàu ngầm này sẽ được Ba Lan trang bị cho các tàu “tàng hình” ra phá ngư lôi lớp Kormoran II có lượng dãn nước 850 tấn. Ba Lan hiện đã đóng xong 2 tàu Kormoran và đang đóng chiếc thứ ba.

Ban đầu, các tàu Kormoran được Ba Lan dự định đưa vào thành phần lực lượng “bảo vệ” vùng đặc quyền kinh tế của nước này trên biển Baltic.

Tuy nhiên, sau đó những chiếc Kormoran đã được đưa vào thành phần các nhóm tác chiến của lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây chính là lý do các tàu Kormoran được trang bị thêm AUV Double Eagle.

Ba Lan ve kich ban kinh hoang cho Nga
Bài viết trên tờ SV của Nga có tít "Nga không có quyền đối với Kenigsberg, nơi này sẽ trở thành thủ đô của EU". Tít phụ viết: "200.000 lính Ba Lan sẵn sàng đánh chiếm Kaliningrad".

Tờ báo Nga cho rằng, logic của hải quân Ba Lan, và cũng là theo chỉ đạo từ Lầu Năm Góc, trong trường hợp chiến tranh, các tàu tàng hình Kormoran sẽ chọc thủng hàng rào thủy lôi của đối phương và đảm bảo một hành lang cho hạm đội NATO.

Theo đánh giá của SV thì đây là một trong rất nhiều chương trình dài hạn của Bộ Quốc phòng Ba Lan nhằm xây dựng “sức mạnh thực tế” giúp Warsaw thực thi các “nhiệm vụ chiến lược”. Để thực hiện tham vọng này, Ba Lan đã tăng chi tiêu quốc phòng từ mức 2% GDP hiện nay lên 2,5% trước năm 2030, tương đương 14,5 tỷ USD.

Ngoài ra, Ba Lan cũng sẽ tăng cường quân số từ mức 150.000 quân hiện nay lên 200.000 quân trước năm 2022. Trong số này, sẽ có một nửa là quân nhân chuyên nghiệp với 1/3 lực lượng là sĩ quan. Nhiều khả năng, Ba Lan sẽ tăng cường lực lượng lục quân và chủ yếu đồn trú ở khu vực Đông Bắc, giáp giới với tỉnh Kaliningrad của Nga.

Tờ báo Nga mỉa mai: “Không cần phải quá thông minh để hiểu rằng người ta coi ai là kẻ thù của Ba Lan và NATO ở khu vực Baltic. Tất nhiên, đó chính là Nga và mục tiêu cụ thể của Warsaw là tỉnh Kaliningrad”.

Trung tâm Quốc tế về Quốc phòng và An ninh (ICDS) do Ba Lan và Mỹ tài trợ đánh giá: “Ngày nay, Nga dường như đã từ bỏ Hiệp ước Helsinki về an ninh ở châu Âu. Khi xâm chiếm các lãnh thổ thuộc Gruzia và Ukraine, Nga đã cho thấy rõ ràng rằng những nguyên tắc về lãnh thổ thời hậu Xô viết đã không còn được nước này tuân thủ”.

 

Ba Lan ve kich ban kinh hoang cho Nga
Tà rà phá thủy lôi, trinh sát và tấn công lớp Kormoran của Ba Lan

ICDS cũng cáo buộc Nga sáp nhập Crimea của Ukraine và can thiệp quân sự vào khu vực Donbass và cho rằng việc Nga nắm giữ Kaliningrad là điều “gây tranh cãi”. Trung tâm này cũng nêu ra tên gọi của của Kaliningrad là Kenigsberg vốn thuộc Đông Phổ và cho rằng vùng đất này vốn có một lịch sử “to lớn” cùng với Đức và Ba Lan.

Người Ba Lan thậm chí còn đi xa hơn khi lật lại lịch sử cho rằng nước này đã có yêu sách lịch sử đối với Kaliningrad từ thế kỷ 14 và coi đây là vùng đất mang tính lịch sử của người Ba Lan.

ICDS cho rằng người Ba Lan đã thiết lập kiểm soát đối với vùng đất này từ khi có tên Korolevets cho tới khi đổi thành Kenigsberg thông qua tôn giáo với số lượng đáng kể cư dân nói tiếng Ba Lan ở đây. ICDS cho rằng tình hình chỉ thay đổi từ năm 1939 sau khi bị Đức chiếm đóng.

Ba Lan vẽ kịch bản trong mơ cho phương Tây

Theo tờ SV, việc xét lại lịch sử Thế chiến II giờ đã ăn sâu vào logic của người Ba Lan và thậm chí được sử dụng để biện minh cho yêu sách lãnh thổ đối với vùng đất vốn là nước Phổ.

 

Không chỉ có Ba Lan, theo SV, mà cả phương Tây do Mỹ dẫn đầu, đều không bằng lòng với việc Nga có được ở ngay trung tâm châu Âu một vùng lãnh thổ mà đòn tấn công tên lửa từ đây có thể xóa sổ thủ đô của các nước NATO chỉ trong vài phút.

Đó chính là lý do để đối thủ của Nga nghĩ ra và phóng đại cái gọi là “hành lang Suwalki” – một tuyến đường bộ dài 100 km kẹp giữa tỉnh Kaliningrad của Nga và Belarus.

Theo tư duy của phương Tây và đồng minh thì Nga hiện hài lòng với các vùng lãnh thổ đã “chiếm” được nhưng ngày mai thì “không ai biết chắc”. Vì vậy, tốt hơn hết là tước đi có hội đó của một Moscow “hung hăng di truyền” một lần và mãi mãi.

Ba Lan ve kich ban kinh hoang cho Nga
Nga công khai việc tăng cường sức mạnh cho Kaliningrad, trong đó có tên lửa Iskander

Tờ SV đánh giá người Ba Lan, chính xác hơn là chính quyền Warsaw, đã đặt cược tất cả, kể cả người Đức, cho quyền có được “một miếng ngon trên bộ da của gấu Nga vẫn đang sống” với sự “ban phước” từ Washington.

Người Ba Lan hiện thường xuyên đề cập tới việc lấy lại Kaliningrad từ Nga. Tờ báo Nga bình luận rằng, đối với những ai vẫn băn khoăn về điều này thì ICDS trấn an: “Sẽ không có ai phải chiến đấu với một nước Nga hạt nhân. Liên bang này sẽ tự tan rã và chúng ta chỉ đơn giản lấy lại cái vốn thuộc về mình”.

 

ICDS cho rằng trong trường hợp 25.000 người Nga ở vùng đất kẹp này bị “bỏ mặc cho số phận” và chiến đấu trong tuyệt vọng và liều lĩnh thì Ba Lan cũng cần đến một quân đội mạnh với quân số sẽ được tăng lên 200.000 quân trong tương lai gần. Còn trên biển, việc xuyên thủng phòng ngự Kaliningrad của hải quân Nga sẽ là nhiệm vụ của các tàu Kormoran được trang bị (AUV) Double Eagle.

Ba Lan ve kich ban kinh hoang cho Nga
Hải quân Nga tập trận trên biển Baltic

Trong tình huống Kaliningrad trở thành “quả táo bất hòa” giữa Berlin, Warsaw và Vilnius (thủ đô của Litva – nước có biên giới phía Tây giáp Kaliningrad), ICDS cho rằng vùng đất này cần được chuyển giao dưới quyền tài phán trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU) và thay thế Brussels trở thành thủ đô của EU.

ICDS viết: “Việc đưa khu vực này vào quyền tài phán trực tiếp của EU sau khi quân đội Nga rút đi sẽ là ý tưởng tuyệt vời. Đối với phương Tây, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc thiết lập một ốc đảo phát triển hòa bình thay cho một khu vực xung đột tiềm tàng.

Những công dân hiện nay ở Kaliningrad dường như sẽ mở rộng vòng tay chấp nhận ý tưởng này và sẽ sẵn sàng tuyên bố mong muốn tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế”.

Tờ SV của Nga không có thêm bình luận nào về tuyên bố trên của ICDS. Có vẻ người Nga không đánh giá cao “ý tưởng” của viện nghiên cứu Ba Lan được chính phủ nước này và Mỹ tài trợ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm