Quốc tế

Cú trượt dài của giá dầu mỏ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, sức ép lạm phát và giá nhiên liệu tăng là những rủi ro của kinh tế toàn cầu hiện nay.

Quân đội Ấn Độ rút ra bài học từ xung đột ở Ukraine / Tiêm kích tàng hình Su-57 'Bóng ma bầu trời' của Nga có gì đặc biệt?

Tuần qua, giá dầu trên thị trường thế giới đã chứng kiến đà giảm mạnh mẽ nhất kể từ đầu năm. Riêng hai ngày gần đây, giá dầu đã mất 7% giá trị. Còn trong chưa đầy 2 tuần giao dịch, giá dầu thô đã mất khoảng 10 USD/thùng. Trước đó, giá đầu đã tăng gần 100 USD/thùng vào cuối tháng 9.

Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu chậm lại đã tác động lên giá dầu. Nhưng giới đầu tư cho rằng, xu hướng giảm của giá vàng đen chỉ là nhất thời và giá dầu vẫn tiếp tục neo cao trong quý 4.

Giá dầu neo cao là phép thử từ nay tới cuối năm cho các nền kinh tế đang chật vật vì tốc độ tăng trưởng thấp. Rủi ro từ giá năng lượng cao tới cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu như thế nào?

Cú trượt dài của giá dầu mỏ trong tuần

Giá dầu đang hạ, chắc hẳn là một thông tin tích cực với cuộc chiến chống lạm phát. Nhưng liệu xu hướng này có bền lâu?

Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tuần này (6/10), mặc dù có sự phục hồi nhẹ, nhưng vẫn không thể thay đổi xu hướng giá dầu lao dốc trong tuần qua do thị trường lo ngại về nhu cầu dầu yếu đi, bất chấp liên minh OPEC+ tiếp tục siết chặt nguồn cung.

Cụ thể, chốt phiên 6/10 giá dầu thô Brent đạt 84,58 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) đạt 82,79 USD/thùng. Tính cả tuần này, giá dầu Brent giảm khoảng 11% và dầu WTI giảm hơn 8%, đây là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng ba. Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần giao dịch, giá dầu thô đã mất hơn 10 USD/thùng. Trước đó, giá đầu đã tăng gần 100 USD/thùng vào cuối tháng 9.

Ông Bjarne Schieldrop - Nhà phân tích tổ chức nghiên cứu SEB Research, châu Âu: "Tâm lý lo ngại tình hình sức khỏe kinh tế toàn cầu và lo ngại về nhu cầu dầu trong tương lai dẫn đến tình trạng bán tháo dầu".

Bà Natasha Kaneva - Chuyên gia chiến lược của JPMorgan: "Sự phá hủy nhu cầu dầu đã bắt đầu một lần nữa. Dự báo giá dầu cuối năm sẽ là 86 USD/thùng và việc giảm tồn kho dầu toàn cầu đã kết thúc".

Cú trượt dài của giá dầu mỏ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Các chuyên gia quốc tế đang tiếp tục tranh luận về xu hướng giá dầu tăng hay giảm từ giờ đến cuối năm. Nhiều chuyên gia nhận định giá dầu thô duy trì ở mức này cho tới Giáng sinh, thậm chí giảm xuống, tuy nhiên số khác đưa ra nhận định giá dầu sẽ có đợt phục hồi không lâu sau đó.

Ông Rob Haworth - Giám đốc chiến lược đầu tư US Bank Wealth Management: "Saudi Arabia và Nga đang mở rộng cắt giảm sản lượng dầu trong thời gian còn lại của năm, điều đó đã khiến năng lượng trở thành lĩnh vực dẫn dắt cho thị trường. Tăng giá năng lượng khiến thị trường trái phiếu có thể lưỡng lự vì rủi ro lạm phát cao hơn và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán".

Giá dầu tăng giá sẽ đẩy lạm phát lên cao, điều này có thể buộc các ngân hàng trung ương càng thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng thời cũng sẽ giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu.

Sức ép kinh tế từ giá dầu tăng cao

 

Như vậy, vẫn còn những biến số lớn đối với giá dầu khiến chúng ta, những người tiêu dùng khó có thể kỳ vọng giá sẽ giảm sâu. Vậy, đợt giảm giá này có là cơ hội để các nước lấp đầy kho dự trữ chiến lược của mình, trước khi dầu bắt đầu một đợt tăng giá mới? Các chuyên gia sẽ đưa ra khuyến nghị. Một sự chuẩn bị dự trữ là cần thiết bởi giá dầu cao luôn đẩy lạm phát lên cao, trong khi nhiều quốc gia đang đau đầu với cuộc chiến chống lạm phát.

Ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ giao dịch quanh mức 86 USD/thùng vào tháng 12/2023 và tăng lên mức 93 USD/thùng trong nửa đầu năm 2024. Mức giá cao như vậy sẽ là bài toán khó cho các quốc gia vốn đang vật lộn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để đối phó lạm phát. Hiện Mỹ đang duy trì mức lãi suất 5,25-5,5%, cao nhất trong 22 năm. Tương tự, EU đang duy trì lãi suất ở mức 4%, cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời năm 1999. Ngay cả với mức lãi suất cao kỷ lục này thì cũng phải đến năm 2026 các ngân hàng trung ương mới kỳ vọng đưa lạm phát về gần mức mục tiêu. Thế nhưng, giá dầu tăng trở lại có thể sẽ tạo nên làn sóng lạm phát mới.

Bà Joy Yang - Hãng phân tích thị trường MarketVector Indexes: "Các dữ liệu đều đang chỉ ra rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ có FED có thể tiếp tục thúc đẩy mức lãi suất cao và duy trì trong thời gian dài hơn. Hiện tại, những chỉ số trên thị trường đều không mấy tích cực. Giá dầu tăng vọt, giá vàng cũng tăng rồi cả dữ liệu lao động đều không khả quan".

Cú trượt dài của giá dầu mỏ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu - Ảnh 2.

Ông Rob Haworth - Quản lý đầu tư cấp cao, US Bank Wealth Management: "Thị trường đang trong trạng thái hồi phục. Nhưng những tin tưc từ Saudi Arabia và Nga gia hạn cắt giảm sản lượng dầu đang tác động tiêu cực. Hiện các thị trường, đặc biệt là thị trường trái phiếu đang đặt cược vào rủi ro lạm phát cao hơn do tác động từ giá dầu".

 

Không chỉ đẩy lạm phát tăng, giá dầu cao cũng có thể gây áp lực suy giảm tăng trưởng kinh tế giữa lúc triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa. Giá dầu cao có thể làm tăng thêm những thách thức trong chuỗi cung ứng mà một số ngành công nghiệp đang phải đối mặt. Cách đây ít ngày, Tổ chức Thương mại thế giới đã hạ một nửa dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023 chỉ còn là 0,8%, giảm so với mức 1,7% đưa ra hồi tháng tư.

Gánh nặng giá nhiên liệu sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng - hai động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lạm phát tăng cũng sẽ làm tiết giảm chi tiêu, khiến sức cầu của nhiên liệu toàn cầu giảm đi. Đó sẽ là những mối bận tâm của giai đoạn cuối năm của hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu.

Cạnh tranh giữa năng lượng hóa thạch - năng lượng xanh

Theo dõi thị trường năng lượng thế giới, chúng ta đang thấy một xu hướng nổi lên trong năm nay, đó là làn sóng đầu tư vào năng lượng tái tạo đang gia tăng nhanh chóng, từ châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thậm chí, năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA còn đưa ra con số thống kê giật mình, đó là lần đầu tiên trong lịch sử, đầu tư vào năng lượng tái tạo đã vượt xa so với đầu tư vào năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than đá và khí đốt.

Cú trượt dài của giá dầu mỏ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu - Ảnh 3.

Báo cáo dầu mỏ 2023 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, dù nhu cầu năng lượng hóa thạch tiếp tục tăng lên nhưng đầu tư cho năng lượng xanh cũng tăng lên nhanh chóng. Cơ quan này ước tính rằng khoảng 2,8 nghìn tỷ USD được đầu tư trên toàn cầu cho năng lượng trong năm 2023. Trong đó, đầu tư vào năng lượng xanh đang trên đà tăng và đạt 1,7 nghìn tỷ USD, năng lượng hóa thạch chỉ được đầu tư hơn 1 nghìn tỷ USD, chủ yếu đối với than đá, khí đốt và dầu.

 

Ông Fatih Birol - Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA): "Tôi có thể nói với bạn rằng hai, ít nhất hai công nghệ năng lượng sạch chủ yếu đang phát triển rất mạnh mẽ. Một trong số đó là năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời đã trở thành ông vua của thị trường điện. Ông vua cũ, than đá, đã qua và bây giờ năng lượng mặt trời là ông vua mới. Chi phí đang giảm. Sự tăng trưởng thứ hai đến từ lĩnh vực giao thông vận tải, ở đây là ô tô điện".

Đại diện Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhấn mạnh, sự tăng trưởng nhu cầu dầu của thế giới sẽ chậm lại gần như dừng lại trong những năm tới, do giá cao và các nước đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh để tự chủ, bớt phụ thuộc vào các rủi ro từ bên ngoài.

Ông Suhail Al-mazrouei - Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất: "Chúng tôi đang đi trên hai con đường song song, chúng tôi tin vào biến đổi khí hậu và đang nỗ lực hạn chế carbon dioxide (khí thải), đồng thời cũng phải đầu tư vào năng lượng sản xuất mà thế giới cần đảm bảo rằng giá cả phù hợp. Chúng tôi cũng có chương trình tăng công suất sản xuất của đất nước để đạt 5 tỷ thùng vào năm 2027".

Nhưng biến đổi khí hậu cũng đang làm chậm lại đà tăng của năng lượng xanh. Tổ chức Năng lượng Ember (Anh) chỉ ra rằng, năm nay thời tiết khô hạn đã khiến sản lượng thủy điện toàn cầu sụt giảm "lịch sử" trong nửa đầu năm 2023, dẫn tới việc thế giới phải tăng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch để bù đắp. Mặc dù sản lượng điện mặt trời và điện gió tăng 12%, nhưng sử dụng năng lượng hóa thạch vẫn đang chiếm ưu thế vì tính ổn định của nó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm