Quốc tế

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/7

Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 11/7.

Pháp sẽ chuyển tên lửa tầm xa cho Ukraine / Tổng thống CH Czech: 'Nửa năm tới là thời gian quyết định để Kiev lấy lại các vùng lãnh thổ'

Đức cam kết không cung cấp bom chùm cho Ukraine. Đức chưa bao giờ và sẽ không bao giờ cung cấp bom chùm cho Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết ngày 10/7.
“Chúng tôi chưa cung cấp những loại vũ khí như vậy và sẽ không cung cấp chúng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh. Bộ Ngoại giao Đức bày tỏ hy vọng phía Mỹ đã tính đến kịch bản xung đột có thể leo thang sau quyết định cung cấp bom chùm cho Ukraine.
Binh sỹ Ukraine bắn rocket về phía Bakhmut trong một chiến dịch ban đêm. Ảnh: NY Times.

Binh sỹ Ukraine bắn rocket về phía Bakhmut trong một chiến dịch ban đêm. Ảnh: NY Times.

Nga cáo buộc phương Tây liên quan đến âm mưu tấn công của Ukraine. Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, nỗ lực thực hiện các hành động tấn công trên lãnh thổ Nga của Ukraine sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ hậu cần từ Mỹ và liên minh phương Tây.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, Ukraine đã cố gắng tấn công vào giao lộ vận tải Kerch, sân bay Morozovsk ở khu vực Rostov và sân bay Shaikovka ở khu vực Kaluga bằng tên lửa S-200. Ngoài ra, cùng ngày, các hệ thống phòng không đã hoạt động ở vùng Bryansk. Bộ Ngoại Giao Nga nhấn mạnh, “những hành động như vậy sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và hậu cần của liên minh phương Tây do Mỹ đứng đầu, trên thực tế, đã tài trợ cho các hoạt động tội phạm.
Nga sản xuất hàng loạt tên lửa siêu thanh Kinzhal. Tên lửa siêu thanh Kinzhal phóng từ trên không của Nga đã được sản xuất hàng loạt với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu của quân đội, Phó giám đốc điều hành của tập đoàn quốc phòng Rostec ông Vladimir Artyakov cho biết.
“Bất cứ điều gì Bộ Quốc phòng yêu cầu chúng tôi làm, chúng tôi sẽ làm với họ một cách có chất lượng và đúng thời hạn, với số lượng và mức độ mà họ cần”, ông Vladimir Artyakov, phó giám đốc điều hành Rostec cho biết. Ông Artyakov khẳng định các hệ thống phòng không hiện đại không thể đánh chặn tên lửa Kinzhal. Những tuyên bố tuyên truyền của Kiev về vụ đánh chặn tên lửa Kinzhal được cho là không đáng để xem xét kỹ lưỡng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận để Thụy Điển gia nhập NATO. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 10/7 cho biết, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên quốc hội xem xét.
Phát biểu trong cuộc họp báo trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, ông Stoltenberg cho hay: “Tôi vui mừng thông báo Tổng thống Erdogan đã đồng ý chuyển đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển lên quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ càng sớm càng tốt”. Ông Stoltenberg từ chối nêu cụ thể thời điểm đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển sẽ được quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn.
Ukraine bất ngờ đổi chiến thuật tấn công. Quân đội Ukraine đã đổi chiến thuật tấn công với số lượng lớn lực lượng sang tấn công thành từng nhóm nhỏ, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Denis Pushilin cho hay, song khẳng định các lực lượng của Nga đã sẵn sàng đối phó.
"Đối phương không còn dồn số lượng lớn lực lượng vào chiến đấu như giai đoạn đầu cuộc phản công mà cố gắng sử dụng các nhóm nhỏ. Tuy nhiên, các đơn vị của chúng tôi đã sẵn sàng cho điều đó và đối phó khá thành công", ông Denis Pushilin cho hay.
Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc phản công của Ukraine. Một bản đồ do Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) công bố cho thấy Nga thực sự nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực hơn Ukraine trong cuộc giao tranh hiện tại, bao gồm các khu vực chính như Donetsk, Mariupol và Kherson.
Giữa mùa xuân và đầu mùa hè năm nay, các lực lượng Nga đã củng cố các vị trí ở biên giới dọc theo mặt trận dài hơn 950km, trong khi quân đội Ukraine dành thời gian để lên kế hoạch cho những đợt tấn công tiếp theo. Điều này đã tạo cơ hội cho Nga đẩy lùi các lực lượng Ukraine và đạt được những ưu thế riêng trên chiến trường.
Đức mở nhà máy sản xuất xe tăng tại Ukraine. Giám đốc điều hành Rheinmetall của Đức Armin Papperger cho biết, công ty này sẽ mở một nhà máy sản xuất xe tăng và xe bọc thép ở Ukraine trong vòng 12 tuần tới. Nhà sản xuất vũ khí của Đức tuyên bố có thể sản xuất 400 xe tăng mỗi năm tại cơ sở ở Ukraine.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn CNN ngày 10/7, ông Papperger cho biết, nhà máy sẽ được đặt ở phía Tây Ukraine, do Rheinmetall và công ty vũ khí nhà nước Ukraine Ukroboronprom điều hành. Theo ông Papperger, xe bọc thép chở quân Fuchs sẽ là phương tiện đầu tiên lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất của nhà máy. Các công nhân Ukraine sẽ được đào tạo để chế tạo và sửa chữa những sản phẩm này cũng như các sản phẩm khác của Rheinmetall, bao gồm xe chiến đấu bộ binh Marder, xe tăng Leopard 2 và hệ thống pháo Panzerhaubitze 2000.
Đoàn xe tăng Ukraine trúng ổ phục kích của Nga, bốc cháy ngùn ngụt. Trang tin Avia.pro của Nga ngày 10/7 công bố video cho thấy một loạt xe tăng của Ukraine đã bị bốc cháy dữ dội sau khi bị trúng mìn và tên lửa của Nga.
Hình ảnh đầu tiên trong đoạn video là chiếc xe tăng T-72 của Ukraine bị trúng đạn, khiến kho đạn dược bốc cháy dữ dội. Đai xích của xe tăng bị bung ra và các bánh xe bị văng xung quanh do sóng xung kích từ vụ nổ. Hình ảnh tiếp theo là xe bọc thép chở quân M113 do Mỹ cung cấp cho Ukraine bị phá hủy. Chiếc xe bị cháy rụi cả phần khung, nên thoạt nhìn rất khó nhận diện.
Hình ảnh cuối cùng chiếc xe tăng PT-91 của Ba Lan bị Nga tấn công. Ngọn lửa bùng phát từ bên trong xe và trở nên dữ dội hơn khi cháy bén vào thùng nhiên liệu diesel ở phần phía trước của thân xe.
Ukraine dùng UAV Leleka-100 chỉ điểm cho pháo binh nhắm vào mục tiêu Nga. Máy bay không người lái do thám Leleka-100 do Ukraine chế tạo được sử dụng để thu thập dữ liệu tình báo, chỉ điểm cho pháo binh nhắm mục tiêu vào các khí tài quân sự của Nga ở tiền tuyến Bakhmut.
UAV Leleka-100 có khả năng bay phía sau phòng tuyến của đối phương để phát hiện các cụm thiết bị, bộ binh, cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh hỏa lực pháo binh.
NATO có thể rút ngắn quy trình gia nhập NATO cho Ukraine? Ông Stoltenberg cho hay ông đã đề xuất các quốc gia thành viên “xóa bỏ yêu cầu về Kế hoạch Hành động Tư cách thành viên (MAP)” đối với Ukraine. Điều này sẽ thay đổi lộ trình gia nhập NATO “từ quy trình hai bước thành quy trình một bước”. Đây là một trong ba yếu tố trong chương trình nhiều kéo dài năm được đề xuất cho Ukraine.
Một giải pháp khác là đưa Kiev xích lại gần tổ chức quân sự do Mỹ đứng đầu bằng cách đảm bảo “khả năng tương tác đầy đủ giữa lực lượng Ukraine và lực lượng NATO”. Điều này có nghĩa là Kiev sẽ chủ yếu sử dụng vũ khí do phương Tây sản xuất.
Kiev cũng sẽ liên kết với NATO về mặt chính trị thông qua một hội đồng Ukraine-NATO mới. Cuộc họp khai mạc của hội đồng này sẽ được tổ chức vào ngày 12/7. Sự kiện này sẽ có sự tham dự của Tổng thống Ukraine Zelensky.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm