Quốc tế

Doanh số bán lẻ ở Eurozone không tăng trưởng

Cơ quan Thống kê châu Âu vừa công bố chi tiết chỉ số bán lẻ của tháng 4. Chỉ số này cho thấy mức độ tiêu dùng ở các nước Eurozone vẫn hạn chế và thấp hơn so với cùng kỳ.

Clip: Khám phá sức mạnh tên lửa “Tomahawk” của Nga / Doanh nghiệp quốc tế kém lạc quan về đà phục hồi của Trung Quốc

Lạm phát tuy đã giảm tốc, nhưng vẫn ở mức cao hơn nhiều so với kỳ vọng của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Lạm phát đã hạ nhiệt phần nào, nhưng chưa đủ để làm cho người Pháp an tâm. Số liệu thống kê chính thức vừa công bố cho thấy lạm phát một năm tại Pháp ở thời điểm cuối tháng trước là 5,1%. Tốc độ tăng có giảm, nhưng vẫn tăng so với trước. Riêng thực phẩm đã tăng giá tới 14,8% so với cùng kỳ năm 2022.

"So với trước, bây giờ mỗi thứ tôi đều mua ít hơn. Số lượng ít hơn, nhưng vẫn quan tâm đến chất lượng. Cũng mua ít thịt cá hơn trước, thịt cá giờ đắt đỏ hơn nhiều. Mua gì bây giờ cũng phải suy tính một chút", bà Marie-Luce Chirade, người Pháp, chia sẻ.

Doanh số bán lẻ ở Eurozone không tăng trưởng - Ảnh 1.

Tính chung toàn bộ 20 quốc gia dùng đồng Euro, doanh số bán lẻ không còn suy giảm như trước, nhưng cũng không tăng so với tháng trước đó. (Ảnh: Getty Images)

Nỗi lo giá cả khiến người tiêu dùng chùn tay. Tính chung toàn bộ 20 quốc gia dùng đồng Euro, doanh số bán lẻ không còn suy giảm như trước, nhưng cũng không tăng so với tháng trước đó, còn so với cùng kỳ năm ngoái giảm 2,6%. Hàng hóa không phải là thực phẩm và nhiên liệu bán chạy hơn, tuy nhiên mức tăng thấp, chỉ khoảng 0,5%. Những con số tiếp tục làm đau đầu giới làm chính sách.

"Nhu cầu tiêu dùng vẫn còn rất yếu. Chỉ số niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đều thấp trong quý II này và duy trì ở mức thấp hơn so với trước khi chiến sự khởi phát tại Ukraine. Dữ liệu mới nhất hiện có cho thấy, các chỉ số về áp lực lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao và mặc dù đang có một số dấu hiệu tích cực, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy lạm phát cơ bản đã đạt đến đỉnh điểm", bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, nhận định.

Ngân hàng Trung ương châu Âu thận trọng cho rằng, nếu không có biến động gì bất thường, thì phải mất 2 năm tới mới có thể đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%. Chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục theo hướng thắt chặt cho tới mùa thu năm nay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm