Quốc tế

Doanh số xuất khẩu lớn nhưng vì sao SPYDER không được Quân đội Israel tin dùng?

DNVN - Mặc dù đã xuất khẩu tới rất nhiều quốc gia trên thế giới nhưng thật đáng ngạc nhiên khi chính Quân đội Israel lại có vẻ ít tin tưởng vào tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER.

Chuyển giao trước Việt Nam nhưng giờ Philippines mới nhận tàu Pohang từ Hàn Quốc / Ngỡ ngàng xe chiến đấu bộ binh tương lai của Israel

Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER (bao gồm cả phiên bản tầm ngắn SR lẫn biến thể tầm trung MR) được các chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá rất cao về tính năng kỹ chiến thuật.

Nhờ sử dụng tên lửa không đối không trang bị cho máy bay tiêm kích, SPYDER có khả năng cơ động cao cùng tốc độ phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa.

Hiện nay Israel đã xuất khẩu được các tổ hợp SPYDER-SR/MR đến những thị trường nổi tiếng khó tính và thường đặt ra yêu cầu rất cao đối với vũ khí trang bị, bao gồm Ấn Độ, Singapore...

Mặc dù vậy, thật đáng ngạc nhiên là Lực lượng phòng vệ Israel hiếm khi triển khai các hệ thống SPYDER để bảo vệ lãnh thổ mình mà lại lựa chọn Arrow, David's Sling, Iron Dome hay thậm chí cả Patriot, nguyên nhân là do đâu?

Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-SR/MR của Israel. Ảnh: Tập đoàn Rafale.

Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-SR/MR của Israel. Ảnh: Tập đoàn Rafael.

Điều này được lý giải là do các nguy cơ đường không đối với lãnh thổ Israel chẳng phải đến từ máy bay chiến đấu đối phương (đối tượng tác chiến chính của SPYDER) mà lại là tên lửa đạn đạo của Iran hoặc đạn pháo, cối, rocket... đến từ các nước Arab thù địch.

Chống trả các vũ khí trên sẽ yêu cầu Israel phải triển khai các tổ hợp phòng không có chức năng thiên về tiêu diệt tên lửa.

Đó là lý do vì sao quốc gia Do Thái đặc biệt chú trọng phát triển năng lực cảnh báo sớm đi kèm đánh chặn từ xa, để lãnh thổ của họ được nằm dưới chiếc ô bảo vệ của những tổ hợp phòng thủ tên lửa tối tân nhất hiện nay.

Tổ hợp phòng không SPYDER-SR/MR được Israel chế tạo với mục đích chính là xuất khẩu. Ảnh: Tập đoàn Rafael.

Tổ hợp phòng không SPYDER-SR/MR được Israel chế tạo với mục đích chính là xuất khẩu. Ảnh: Tập đoàn Rafael.

 

Nếu không quân nước ngoài có ý định oanh kích lãnh thổ Israel thì họ sẽ vấp phải đầu tiên là lực lượng tiêm kích của nước này. Thực tế đã cho thấy phương án dùng chiến đấu cơ tỏ ra ưu việt hơn nhiều so với dùng tên lửa phòng không vì tạo ra được sự chủ động.

Đây là nguyên nhân thứ hai khiến Israel ít triển khai các tổ hợp SPYDER vì sẽ yêu cầu không quân phải san sẻ tên lửa cho phòng thủ mặt đất. Tên lửa Python 5 và Derby lắp cho tiêm kích F-15/16 sẽ tạo ra hiệu quả tác chiến cao hơn nhiều, nhất là khi Israel được đánh giá vượt trội các quốc gia Arab khác về năng lực của phi công.

Yếu tố tiếp theo phải xét đến đó là vai trò nhiệm vụ của SPYDER. Với đặc thù của tên lửa không đối không phóng đi từ mặt đất, SPYDER-SR/MR ưu tiên được sử dụng trong trường hợp bị chế áp mạnh bằng máy bay tác chiến điện tử mang đạn chống bức xạ diệt radar.

Khi đó cơ chế "khóa mục tiêu sau khi phóng" của tên lửa Python 5 cùng với Derby sẽ giúp cho kíp trắc thủ an toàn hơn nhiều trước đòn trả đũa của đối phương vì loại bỏ được thao tác phải lái đạn pha giữa (hoặc toàn quá trình) vốn rất dễ trở thành đối tượng bị oanh kích trước tiên.

 

Trong tình cảnh đối phương không đủ năng lực để chế áp điện tử đối với hệ thống phòng không của mình thì dĩ nhiên Quân đội Israel lại có thêm lý do để chưa cần sử dụng tới các tổ hợp SPYDER-SR/MR.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm