Quốc tế

F-35: chiếc máy bay đắt nhất trong "dự án quyền lực" của Hoa Kỳ trên thế giới

Vai trò của chiếc máy bay chiến đấu F-35, đắt nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, theo đánh giá của Sputnik, đóng một vai trò lớn trong ảnh hưởng quốc tế của Hoa Kỳ.

Mỹ tiết lộ lý do "ngại'' hạm đội tàu ngầm Nga / Mỹ "chơi lớn" với Trung Quốc

Phát triển, tiêu thụ vũ khí và công nghệ hiện đại từ lâu đã là một phần trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - nước xuất khẩu vũ khí chính yếu và “nền kinh tế số một trên thế giới”.

Sự tập trung chú ý của các chuyên gia và phương tiện truyền thông tới máy bay chiến đấu Mỹ thế hệ "5" trong những ngày gần đây vì nhiều lý do: chiếc F-35B lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu ở Afghanistan, ký kết hợp đồng mua một lô máy bay lớn…và tai nạn đầu tiên: F- 35B bị rơi trong chuyến bay huấn luyện trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Những người lãnh đạo chương trình thừa nhận máy bay cần phải "cập nhật kỹ thuật". Và đó là chi phí thêm cho dự án.

Việc chế tạo chiếc máy bay ném bom chiến đấu đa chức năng Lockheed Martin F-35 Lightning II bắt đầu từ năm 1992. Một chiếc máy bay tàng hình được nhồi nhét đầy ắp các thiết bị điện tử, đa dụng và độc đáo trong các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật, được cho là sẽ thay thế các máy bay chiến đấu thế hệ cũ của Mỹ và đồng minh. Một nhiệm vụ đầy tham vọng như vậy đi cùng với thời hạn dài và ngân sách kỷ lục. Chương trình F-35 là chương trình sản xuất vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử (hơn 1,5 nghìn tỷ đô la). Các nhà phát triển phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Kết quả là chiếc F-35 đã tiêu tốn thêm hàng trăm tỷ đô la so với kế hoạch, thời điểm đưa máy bay vào hoạt động đã bị trì hoãn. Nguyên mẫu đầu tiên bay lên không trung vào năm 2000 và chiếc máy bay đầu tiên của dòng F-35A— năm 2006.
Không quân Hoa Kỳ chỉ được trang bị phiên bản này vào năm 2015. Phiên bản dành cho Thủy quân lục chiến (F-35B)— vào năm 2016, và bản thứ ba— chiếc F-35C cho Hải quân— vẫn còn phải chờ đợi. Việc tham gia thực chiến lần đầu tiên cũng chỉ mới diễn ra trong năm nay: vào tháng 5, chiếc F-35A đã tham gia cuộc không kích của Không quân Israel và vào cuối tháng 9, F-35B Hải quân Hoa Kỳ tấn công Taliban ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. Điều đáng chú ý là phi công Mỹ không gặp rủi ro nào: Taliban không còn không quân, không có hệ thống phòng không đáng kể nào, kể cả radar mà F-35 cần phải "tàng hình" trước nó. Viktor Murakhovsky, thành viên hội đồng chuyên gia của Ủy ban Ủy ban Quân sự-Công nghiệp Nga, đã chú ý đến điều này:

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.

"Lần tham gia thực chiến đầu tiên của chiếc máy bay chiến đấu này là một hành động PR thuần túy: có thể nói rằng máy bay tiêm kích đã được gửi tới để chống lại hai khẩu súng tự động Kalashnikov, một giờ bay tốn kém bằng giá thành 100 súng máy".

Mặc dù chi phí cao và phức tạp, sau tai nạn gần đây đã không đặt ra vấn đề loại bỏ F-35 khỏi dây chuyền sản xuất. Giám đốc chương trình, Phó Đô đốc Mat Winter, sau một vụ tai nạn máy bay ở Nam Carolina, cho biết các chuyến bay sẽ không dừng lại, nhưng máy bay cần phải "cập nhật công nghệ lần 3", bao gồm bộ vi xử lý mới, mô-đun bộ nhớ và màn hình toàn cảnh trong buồng lái.

Các F-35B Hoa Kỳ được đặt hy vọng lớn lao trong bối cảnh hiện nay trên thế giới. Những chiếc máy bay này có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, nghĩa là để vận chuyển chúng không cần tới tàu sân bay lớn với một nhóm tàu ​​hộ tống. Chỉ cần tàu đổ bộ là đủ. Điều này làm tăng tính di động và tốc độ triển khai lực lượng cho các hoạt động trong khi vẫn duy trì hiệu quả, nếu tính đến khả năng chiến đấu ấn tượng của F-35B (tốc độ— gần 2000 km / h, trần bay- 18200 mét, tải trọng chiến đấu— hơn 9 tấn đạn dược). Trong thực tế, một kịch bản như vậy đã được thực hiện trong một cuộc tấn công gần đây vào Taliban. Tàu đổ bộ "Essex", từ đó máy bay cất cánh và hạ cánh, nằm trên Biển Ả Rập— gần với Vịnh Ba Tư và Iran. Một khu vực tiềm năng khác để sử dụng F-35B là Biển Đông, nơi Mỹ, trong khuôn khổ của khái niệm "đảm bảo tự do hàng hải và hàng không", đang cố gắng phản đối Trung Quốc. Kiểm soát Vịnh Ba Tư và biển Đông có ý nghĩa địa chính trị đặc biệt đối với Washington.

Biên tập viên Tom Rogan của tờ báo Washington Examiner, tin rằng nếu phiên bản F-35B được sử dụng như thiết kế, sẽ làm gia tăng khả năng chiến đấu của Hải quân.

"Khi tất cả chín tàu đổ bộ được trang bị F-35B, chúng sẽ bổ sung cho 11 tàu sân bay. Và mặc dù các tàu sân bay có thể vận chuyển nhiều máy bay hơn so với các tàu đổ bộ, khi làm việc cùng nhau sẽ mang lại ưu thế trên không cho Mỹ và khả năng thực hiện các cuộc tấn công vào đất liền từ tổng cộng 20 tàu chiến. Đây là sự răn đe rất mạnh mẽ".

 

Tuy nhiên, chuyên gia Nga Viktor Murakhovsky tỏ ra hoài nghi hơn về triển vọng của chiếc F-35.

"Tôi nghĩ đây không phải là một máy bay thành công. Không thể kết hợp trên một cỗ máy khả năng hạ cánh thẳng đứng, tính tàng hình và khả năng tấn công cao. Một máy bay như vậy giống như "con dao Thụy Sĩ". Kết quả là, sẽ không chiếm lợi thế trong bất kỳ mặt nào".

Vấn đề chi phí đắt đỏ của chiếc máy bay, Lầu Năm Góc có thể dần dần giải quyết thông qua hợp tác với các đồng minh, cũng như ý kiến của Trump, người hứa sẽ đạt được sự cắt giảm chi phí đáng kể của sản phẩm quốc phòng này.

Lầu Năm Góc và Lockheed Martin đã ký một hợp đồng giao hàng lô máy bay F-35 thứ 11 với số lượng 141 chiếc tất cả các phiên bản. Theo Lockheed Martin, trong hợp đồng này, giá của chiếc F-35A giảm từ 94,3 triệu đô la xuống 89,2 triệu, F-35B— từ 122,4 triệu xuống còn 115,5 triệu đô la, F-35C— từ 121, 2 triệu đến 107,7 triệu đô la.

F-35 với số lượng nhỏ đang phục vụ trong quân lực một số đồng minh của Mỹ (Anh, Úc, Israel, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Hàn Quốc). Máy bay này đã được Đan Mạch đặt mua, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ (nhưng chính quyền Mỹ có thể đóng băng chương trình này do người Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga). Cho đến nay, hơn 320 chiếc F-35 đã được chế tạo và tổng cộng chỉ riêng Hoa Kỳ đã muốn có hơn 2000 chiếc máy bay trong trang bị.

"Chính phủ Mỹ đang tích cực "đẩy" máy bay này ra thị trường quốc tế. Nói chung, họ muốn biến nó thành tiêu chuẩn máy bay chiến đấu của NATO, nhưng Đức và Pháp từ chối, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không mặn mà lắm vì S-400. Tuy nhiên, nó sẽ được Úc và Nhật Bản mua. Tôi nghĩ rằng Washington sẽ vẫn có thể bán nhiều F-35 ra nước ngoài, nhưng không phải vì chất lượng, mà là do ảnh hưởng chính trị và quân sự của Mỹ trên thế giới", chuyên gia Victor Murakhovsky nói.

 

Về phần mình, giám đốc Trung tâm Phân tích Thương mại vũ khí Thế giới, Igor Korotchenko, cho biết: Hoa Kỳ sẵn sàng xuất khẩu những chiếc máy bay này "nguyên bộ". Nhưng họ sẽ không bao giờ chuyển giao công nghệ gốc sản xuất F-35.


Theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm