Quốc tế

Hàng dài xe Nga, Belarus kẹt cứng ở biên giới Ba Lan sau hạn chót cấm vận, chưa rõ số phận

Tính đến thời điểm hiện tại, quân đội Nga đã tiến hành cái họ gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine được gần tròn 2 tháng.

4 Tướng top đầu của TT Putin: Lộ diện nhân vật có thể trở thành Tổng tham mưu trưởng Nga? / Báo Mỹ: Phần Lan quá bình tĩnh, chiến thuật 'vùng xám' của TT Putin có nguy cơ thất bại

Nga cảnh cáo phương Tây

Nghị sĩ cấp cao Nga Leonid Slutsky hôm 17/4 đã lên án "những bên ủng hộ chính quyền Kiev đang tìm cách tiếp tục sử dụng Ukraine như một công cụ" trong cuộc đối đầu với Nga.

Theo đó, trong bài đăng trên kênh Telegram của mình, ông Slutsky đã kêu gọi Mỹ và Anh "nhận trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra xuất phát từ chính sách thiếu thận trọng của họ ở Ukraine và đã đến lúc họ ngừng cung cấp "đạn dược cho Ukraine".

Ông Slutsky đưa ra bình luận trên sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng London có kế hoạch cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Ukraine. Nghị sĩ này cảnh báo rằng "những hậu quả đối với toàn thế giới sẽ vô cùng tồi tệ" khi phương Tây làm điều đó.

Tình hình Mariupol ra sao?

Theo CNN, một cố vấn của thị trưởng Mariupol hôm 17/4 cho biếtcác lực lượng Nga đã thông báo rằng các lối ra-vào thành phố bị vây hãm này sẽ đóng cửa trong ngày hôm nay (18/4).

Theo đó, ông Petro Andriushchenko, cố vấn của thị trưởng Mariupol, đã đăng tải lên Telegram hình ảnh quân Nga bắt đầu cấp thẻ di chuyển trong thành phố này, cùng với đó là một bức ảnh cho thấy cư dân đang xếp hàng để lấy thẻ di chuyển.

Ông Andriushchenko cho biết nếu không có tấm thẻ này, thì người dân không chỉ không thể di chuyển giữa các quận, mà thậm chí là sẽ không thể ra đường kể từ ngày 18/4.

CNN không thể xác minh độc lập các tuyên bố của Andriushchenko - quan chức này không ở Mariupol mà chỉ thu thập thông tintừ người dân trong thành phố.

Hàng dài xe Nga, Belarus kẹt cứng ở biên giới Ba Lan sau hạn chót cấm vận, chưa rõ số phận - Ảnh 1.

Ảnh: Leon Klein/Anadolu Agency/Getty

Xe Nga, Belarus kẹt cứng ở biên giới Ba Lan

Theo đài BBC (Anh) và CNN (Mỹ), vào thời điểm trước hạn chót hôm 16/4, hàng xe chờ đợi rời Ba Lan đã kéo dài tới 80km, một số tài xế phải đợi tới 33 giờ.

Trước đó, trong khuôn khổ vòng trừng phạt thứ 5, EU đã áp đặt lệnh cấm các xe tải từ Nga và Belarus đi vào hoặc ở lại trong lãnh thổ khối này, trừ một số ngoại lệ như xe chở đồ y tế, thư tín hoặc các sản phẩm xăng. Lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 16/4.

Theo phóng viên BBC, vài giờ sau hạn chót, thời gian chờ đợi để đi qua biên giới đã được rút ngắn xuống còn 12 giờ.

CNN sau đó đưa tin, dẫn lời giới chức Ba Lan hôm 17/4 cho hay thời gian chờ đợi để đi qua biên giới đã tiếp tục được rút ngắn xuống còn 8 giờ. Tuy nhiên hàng xe chờ đợi ở biên giới vẫn còn rất dài.

Hiện chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với số xe tải Nga và Belarus hiện vẫn chưa ra khỏi lãnh thổ EU.

 

Hàng dài xe Nga, Belarus kẹt cứng ở biên giới Ba Lan sau hạn chót cấm vận, chưa rõ số phận - Ảnh 2.

Ảnh: Reuters

Bulgaria và Estonia cấm tàu mang cờ Nga cập cảng

Theo VOV, Bulgaria và Estonia là 2 quốc gia mới nhất áp dụng lệnh cấm tàu gắn cờ Nga cập cảng như một phần các lệnh trừng phạt mở rộng thứ 5 của EU.

Dịch vụbáo chí của Bộ Kinh tế và Truyền thông Estonia cho biết kể từ ngày 17/4, nước này sẽ cấm tàu treo cờ Nga vàocác cảng hàng hải của Estonia, trừ trường hợp ngoại lệ là các tàu gặp nạn có sựcho phép của Lực lượng Cảnh sát và Biên phòng nước này.

Trước đó 1 ngày, Bulgaria cũng đã thông báo về lệnh cấm tương tự được áp dụng từ ngày 16/4. Đối tượng bị cấm nhập cảng Bulgaria là tất cả các tàu được đăng ký cờ Nga cũng như tất cả các tàu đã chuyển từ cờ Nga sang bất kỳ một quốc gia nào khác sau ngày 24/2/2022.

Phía Bulgaria cho biết các trường hợp ngoại lệ sẽ chỉ được áp dụng đối với các tàu mang cờ Nga gặp nạn, tàu tìm kiếm sự hỗ trợ nhân đạo; các tàu vận chuyển khí đốt tự nhiên và dầu; tàu vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và dược phẩm; tàu vận chuyển nhiên liệu hạt nhân hoặc các hàng hóa khác cần thiết cho các cơ sở hạt nhân phục vụ mục đích dân sự; tàu vận chuyển than hoặc nhiên liệu hóa thạch khác tại EU cho đến ngày 10/8 năm 2022.

 

Ngoài Bulgaria và Estonia còn có Italy, Bỉ và Rumania cũng đã công bố lệnh cấm tàu Nga cập cảng.

"Ukraine sẵn sàng chiến đấu với Nga trong 10 năm nếu cần"

Cũng trong cuộc phỏng vấn với CNN, Tổng thống Zelensky đã khẳng định rằng nếu cần thiết thì Ukraine sẽ sẵn sàng chiến đấu với Nga "trong 10 năm".

Về các nỗ lực giải quyết xung đột bằng ngoại giao, ông Zelensky cho biết: "Chúng tôi [Ukraine] không thể từ bỏ lãnh thổ nhưng chúng tôi phải tìm kiếm một số hình thức đối thoại với Nga", song ông nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán sẽ không diễn ra "theo tối hậu thư của Nga".

Nhà lãnh đạo Ukraine nhận định rằng đối thoại là cần thiết để ngăn thương vong dù Ukraine "có thể chiến đấu với Nga trong 10 năm".

"Chúng tôi muốn giải phóng đất nước, giành lại những gì thuộc về mình. Chúng tôi có thể chiến đấu với Nga trong 10 năm để giành lại những gì thuộc về mình. Chúng tôi có lẽ sẽ lựa chọn con đường đó", ông Zelensky nói.

 

Khi phóng viên CNN đặt câu hỏi liệu Ukraine có thể chiến thắng trong cuộc xung đột hay không, ông Zelensky đã khẳng định: "Tất nhiên rồi".

Hàng dài xe Nga, Belarus kẹt cứng ở biên giới Ba Lan sau hạn chót cấm vận, chưa rõ số phận - Ảnh 4.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trả lời phỏng vấn với đài CNN (Mỹ)

"Ukraine sẽ không từ bỏ lãnh thổ miền Đông"

Theo đài CNN (Mỹ), trong cuộc phỏng vấn với đài này hôm 15/4 tại Văn phòng Tổng thống ở Kyiv, Tổng thống Ukraine Zelensky đã khẳng định nước này sẽ không từ bỏ lãnh thổ ở miền Đông chỉ để chấm dứt xung đột quân sự với Nga.

Đài CNN dẫn lời nhà lãnh đạo Ukraine cho biết các lực lượng vũ trang của nước này đã được chuẩn bị để đánh lại quân đội Nga ở vùng Donbass, và điều này có thể có thể ảnh hưởng tới tiến trình của toàn bộ cuộc xung đột quân sự.

Tuy nhiên, ông Zelensky cũng nhấn mạnh rằng giải quyết xung đột bằng ngoại giao vẫn tốt hơn.

 

Tổng thống Zelensky cho biết, các lực lượng của Ukraine ở Donbass là lực lượng tinh nhuệ nhất của nước này - "một lực lượng lớn" bao gồm "44.000 quân nhân chuyên nghiệp đã sống sót qua một cuộc chiến lớn từ đầu năm 2014".

"Nga đang muốn bao vây cũng như phá hủy họ", ông Zelensky nói.

Ông Zelensky cũng đã bày tỏ rằng ông không tin tưởng vào quân đội Nga và giới lãnh đạo Nga. Theo đó, nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng nếu Nga chiếm được Donbass thì không có gì bảo đảm quân đội Nga sẽ không tiến về Kyiv.

Tính đến thời điểm hiện tại, quân đội Nga đã tiến hành cái họ gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine được gần tròn 2 tháng.

Gần đây, Nga đã rút quân khỏi khu vực phía Bắc Ukraine và thủ đô Kyiv để tập trung vào vùng Donbass.

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và giới chức Nga khẳng định nước này sẽ không khoan nhượng trong việc bảo vệ bán đảo Crimea (sáp nhập vào Nga năm 2014) và bảo vệ công dân Nga ở vùng Donbass (Đông Ukraine) đang đấu tranh để ly khai.

Trước khi cái gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" được phát động, Nga đã công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa tự xưng ly khai ở vùng Donbass.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm