Quốc tế

Hé lộ 3 chặng đường đưa vũ khí phương Tây tới Ukraine: Làm sao để tránh bị Nga phát hiện?

Các đợt vận chuyển vũ khí đến Ukraine bằng đường hàng không đã không còn dễ dàng như trước ngày 24/2. Tình hình đã khó hơn vì các máy bay chuyển hàng có nguy cơ bị bắn hạ.

Ukraine tố Moscow ép dân Mariupol sang lãnh thổ Nga: Thực hư về hành động của Moscow / Ukraine công bố tin rúng động về lực lượng Chechnya: Kết bẽ bàng cho đội quân của Kadyrov?

Hé lộ 3 chặng đường đưa vũ khí phương Tây tới Ukraine: Làm sao để tránh bị Nga phát hiện? - Ảnh 1.

Vận chuyển đạn dược, vũ khí và các thiết bị khác để giao cho Ukraine tại Căn cứ Không quân Dover, ở Delaware, Mỹ ngày 21/1/2022. Ảnh: Reuters

Chuyển viện trợ quân sự vào Ukraine là hoạt động hậu cần phức tạp và đầy rủi ro vì nguy cơ bị Nga phát hiện và tấn công.

Kể từ tháng 11/2021, Mỹ đã cung cấp 3 lô hàng viện trợ quân sự cho Ukraine, lấy hàng từ kho dự trữ tại các căn cứ trên khắp châu Âu đến cho Kiev.

Mỹ đã cung cấp mọi thứ, từ súng trường và áo giáp đến tên lửa Stinger có khả năng bắn hạ trực thăng hoặc máy bay chiến đấu, cũng như tên lửa được mệnh danh là "sát thủ diệt tăng" Javelin.

Trong cuộc khủng hoảng lần này, các nước phương Tây cũng đang ồ ạt gửi vũ khí quân sự hỗ trợ cho Ukraine chống lại quân đội Nga lớn mạnh hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến sự bùng nổ như thế này, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để vũ khí từ các kho chứa của Mỹ ở châu Âu đến được tay binh sĩ Ukraine?

 

Đây thực sự là một câu chuyện hậu cần đầy thách thức và rủi ro.

Chuỗi cung ứng

Theo học giả Vincent E Castillo, chuyên gia về vấn đề hậu cần cũng là người từng phục vụ trong Chiến tranh Iraq, có sự tương đồng giữa chuỗi cung ứng dân sự và quân sự.

Hé lộ 3 chặng đường đưa vũ khí phương Tây tới Ukraine: Làm sao để tránh bị Nga phát hiện? - Ảnh 2.

Đoàn xe quân sự của Ukraine. Ảnh: AP

Để hiểu cách hàng hóa quân sự đi từ kho chứa đến tay binh sĩ như thế nào, hãy xem chuỗi cung ứng thương mại điện tử của Amazon hoặc Walmart.

 

Đầu tiên, một nhà cung cấp sẽ bán và giao nguyên liệu thô cho một nhà sản xuất, được gọi là "chặng đầu".

Tiếp theo, một nhà sản xuất chuyển đổi nguyên liệu thô thành hàng hóa thành phẩm. Những hàng hóa này sau đó được bán buôn cho các khách hàng bán lẻ như Amazon hoặc Walmart và sau đó được vận chuyển đến trung tâm phân phối thương mại điện tử trên một phân khúc được gọi là "chặng giữa".

Khi người tiêu dùng đặt hàng giao hàng trực tuyến, nó sẽ được vận chuyển từ một trung tâm phân phối nằm trong cùng khu vực địa lý. Đây là công đoạn cuối cùng của chuỗi cung ứng, được gọi là "chặng cuối".

Điều khác biệt duy nhất của chuỗi cung ứng quân sự với chuỗi cung ứng thương mại là hàng hóa quân sự cần giao hàng nhanh và tối đa hóa tính bảo mật nhằm ngăn chặn tình báo Nga xác định hoặc dự đoán các tuyến đường hậu cần.

Chặng đầu

 

Những thiết bị vũ khí quân sự mà Ukraine cần hiện có trong kho ở các căn cứ của Mỹ trên khắp châu Âu. Sau khi vũ khí và thiết bị được rút kho thì sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không, xe tải hoặc đường sắt trên "chặng đầu".

Vị trí địa lý trong chặng đầu của trường hợp này có thể lên đến 1.000-1.200km, tính từ một địa điểm trong lãnh thổ một quốc gia NATO giáp với phía tây hoặc tây nam Ukraine, bao gồm Ba Lan, Slovakia, Hungary và Romania.

Các hoạt động di chuyển dọc theo chặng đầu tiên này phải tuyệt đối bí mật để Moscow không thể dự đoán điểm đến.

Theo thuật ngữ quân sự, điểm đến đầu tiên được gọi là "khu vực lưu trữ". Để duy trì an ninh cho kho vũ khí, khu vực lưu trữ có thể sẽ là một kho vũ khí hoặc cơ sở quân sự nằm trong một căn cứ của NATO trước khi vận chuyển vào Ukraine.

Một quyết định chiến lược quan trọng đối với các nhà lãnh đạo Mỹ, NATO và Ukraine khi lên kế hoạch cho sứ mệnh này là sử dụng chỉ một hay nhiều khu vực lưu trữ.

 

Việc chỉ sử dụng duy nhất một khu vực lưu trữ ở một quốc gia NATO hay nhiều khu vực lưu trữ trong một hoặc nhiều quốc gia NATO phụ thuộc vào một số yếu tố như hộ cần xác định nơi nào ở Ukraine cần những thiết bị quân sự cần thiết này.

Việc sử dụng một khu vực lưu trữ tương đối đơn giản vì dễ lập kế hoạch và thực hiện nhưng có thể tạo ra nhiều rủi ro như Nga chỉ phải tìm và tấn công một khu vực bên kia biên giới Ukraine để làm gián đoạn nhiệm vụ tiếp tế.

Trong khi đó, nếu sử dụng nhiều khu vực lưu trữ, thì chắc chắn việc lập kế hoạch và thực hiện sẽ phức tạp hơn nhưng đổi lại sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị Nga phát hiện và tấn công gây gián đoạn nguồn tiếp tế.

Chặng giữa

Một khi đã quyết định xong về khu vực lưu trữ là đến việc lập kế hoạch điều phối việc chuyển giao thiết bị vũ khí cho quân đội Ukraine.

 

Tại thời điểm đó, Ukraine sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển các thiết bị từ ​​vùng lãnh thổ một quốc gia NATO đến các khu vực tiếp theo ở Ukraine. Và trong chặng này, vấn đề bảo mật tuyệt đối cần nâng cao hơn nữa.

Hé lộ 3 chặng đường đưa vũ khí phương Tây tới Ukraine: Làm sao để tránh bị Nga phát hiện? - Ảnh 3.

Binh sĩ Ukraine dỡ lô vũ khí được Mỹ chuyển đến sân bay ở ngoại ô Kiev ngày 25/1. Ảnh: Reuters

Việc NATO từ chối thiết lập vùng cấm bay cho phép Nga duy trì ưu thế trên không so với Ukraine.

Điều này ngăn cản Ukraine vận chuyển nguồn cung cấp bằng đường hàng không và kết quả là người Ukraine buộc phải sử dụng các đoàn xe trên bộ để đi từ biên giới phía Tây đến địa điểm tiếp theo trong chuỗi cung ứng.

Ưu thế trên không của Nga cũng ngăn cản việc các bên triển khai một đoàn xe quy mô lớn để vận chuyển hàng tiếp tế vì máy bay trực thăng tấn công hoặc máy bay chiến đấu của Nga có thể dễ dàng tiêu diệt một mục tiêu lớn như vậy.

 

Thay vào đó, vũ khí và thiết bị có thể cần được chia thành các lô hàng nhỏ hơn và vận chuyển theo nhiều đoàn.

Đây là một trong những cách đầu tiên để giảm nguy cơ bị Nga phát hiện tấn công.

Vì không thể sử dụng các vũ khí khí tài của mình, chẳng hạn như máy bay trực thăng, để bảo vệ các đoàn xe do ưu thế trên không của Nga, Ukraine phải đảm bảo an toàn cho các đoàn xe vận chuyển bằng cách bố trí thêm tên lửa đất đối không như loại Stinger mà Mỹ đang cung cấp, dọc các tuyến đường tiếp tế.

Đoàn xe cũng sẽ cần các yếu tố an ninh bên trong, bao gồm vũ khí chống tăng như Javelins, vũ khí gắn trên xe quân sự và xe tăng hoặc xe bộ binh hộ tống riêng để đảm bảo an ninh.

Điều này giúp đoàn xe tự vệ trước bất kỳ cuộc tấn công mặt đất nào khi đang nỗ lực tiếp cận các khu vực tiếp theo trên khắp Ukraine.

 

Cũng có thể sẽ cần những đơn vị có thể dọn đường cho đoàn xe khi gặp bất kỳ chướng ngại vật nào, như ô-tô bị cháy hoặc xe tăng bị phá hủy.

Chặng cuối

Các khu vực tổ chức cuối cùng có thể nằm trong các thành phố lớn.

Khi một đoàn xe đến các khu vực tập kết cuối cùng này, các lô hàng sẽ được chia nhỏ để dễ phân phối cho những người lính chiến đấu trên tiền tuyến.

"Chặng cuối" trong khu vực chiến đấu là nguy hiểm hơn nhiều vì đang xảy ra các cuộc tấn công trên không và trên bộ của Nga.

 

Do đó, các đơn vị hậu cần di chuyển quãng đường cuối cùng cũng cần được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, bao gồm các loại vũ khí nhỏ, cũng như vũ khí chống tăng.

Một khi thiết bị quân sự đến được các đơn vị chiến đấu trên tiền tuyến thì sẽ được phân phối cho từng binh sĩ.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm