Quốc tế

Hiệu quả kém ấn tượng ở Ukraine, vũ khí Nga vẫn "bán đắt như tôm tươi": Vì sao lại thế?

Những hình ảnh thiết bị khí tài bị phá huỷ ở Ukraine có nguy cơ khiến khách hàng quay lưng với vũ khí Nga. Thế nhưng có lý do khiến vũ khí Nga vẫn sẽ bán chạy.

Nga nêu nguyên nhân rút quân khỏi vùng Kiev, chờ đợi một điều ở ông Zelensky để kết thúc chiến sự / NÓNG: Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc giới chức Nga muốn sát hại Tổng thống Ukraine Zelensky

Vũ khí Nga sẽ ế hàng?

Theo tờ Middle East Eye, chiến dịch quân sự ở Ukraine đang có nguy cơ khiến nỗ lực mở rộng sang thị trường vũ khí béo bở ở Trung Đông suốt một thập kỷ qua của Nga trở nên công cốc.

Những quốc gia mua vũ khí của Nga phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khi các nhà sản xuất chạy đua để đáp ứng nhu cầu của quân đội trong nước, cùng với đó là những báo cáo cho thấy vũ khí Nga ở Ukraine không phát huy hiệu quả như mong đợi.

R. Clarke Cooper, cựu trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị-quân sự dưới thời chính quyền Donald Trump, cho biết, "Nga hiện đang trong một sàn đấu lớn, bất kỳ ai là khách hàng của ngành công nghiệp quốc phòng Nga đều bị đẩy tới hàng sau cùng".

Ngoài những gián đoạn về hậu cần, ngành công nghiệp quốc phòng của Nga còn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây mà các quan chức Mỹ cho rằng sẽ khiến việc tiến hành các giao dịch trên thực tế trở nên bất khả thi.

Ngoài các lệnh trừng phạt, phương Tây còn ban hành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gắt gao nhằm cắt đứt dòng chảy của chất bán dẫn, linh kiện và các công nghệ khác quan trọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Tăng cường bán vũ khí cho Trung Đông là một ưu tiên chiến lược của Tổng thống Vladimir Putin. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Phần lớn xuất khẩu của nước này đến Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng Trung Đông cũng đóng một vai trò quan trọng.

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri), hai quốc gia trong khu vực là Ai Cập và Algeria được xếp hạng trong bốn quốc gia mua vũ khí Nga nhiều nhất trên toàn cầu trong những năm gần đây.

Trong khi số liệu chính thức về bán vũ khí của Nga cho các quốc gia Trung Đông không rõ ràng, dữ liệu do Sipri tổng hợp cho thấy tỷ lệ vũ khí Nga xuất khẩu sang khu vực này đã tăng gần gấp đôi từ 11% trong những năm 2013-2017 lên 20% trong giai đoạn 2017-2021.

Các báo cáo từ Ukraine tràn ngập hình ảnh thiết bị Nga bị phá hủy cùng với đó là có rất ít sự quảng bá về vũ khí tối tân. Điều này khiến cho hình ảnh vũ khí Nga bị tổn hại ở thị trường Trung Đông. "Những hình ảnh đó không tốt cho việc kinh doanh", Charles Forrester, nhà phân tích chính của Janes nói với Middle East Eye.

Hiệu quả kém ấn tượng ở Ukraine, vũ khí Nga vẫn bán đắt như tôm tươi: Vì sao lại thế? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

Thị trường trung thành

Bất chấp những lo ngại về khả năng thị trường vũ khí ở Trung Đông bị ảnh hưởng, Nga có thể an tâm khi một thị trường khác vẫn có thể duy trì giao dịch với nước này.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu Đông Nam Á, bán khoảng 10,7 tỷ USD thiết bị quốc phòng cho khu vực từ năm 2000 đến 2019.

Từ năm 2015 đến năm 2021, Nga bán vũ khí trị giá 247 triệu USD cho Myanmar, 105 triệu USD cho Lào và 47 triệu USD cho Thái Lan, theo số liệu của SIPRI.

Hunter Marston, một nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết một số khí tài quân sự từ Nga có thể vẫn được lên lịch đến Myanmar trong thời gian tới.

Ngày 9/3, Philippines cho biết họ sẽ tiến hành thương vụ mua 17 máy bay trực thăng vận tải quân sự từ Nga đã được ký kết và thanh toán một phần trước khi Nga tiến hành chiến dịch ở Ukraine.

 

Trước những tranh cãi về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, cũng như các cảnh báo về trừng phạt, các quốc gia Đông Nam Á vẫn đang cân bằng việc mua vũ khí từ nhiều nguồn.

Theo tờ DW, Phản ứng của Đông Nam Á là "thận trọng" để hợp tác với cả hai siêu cường đồng thời đa dạng hóa quan hệ với các nước khác.

Nếu các nước Đông Nam Á mua vũ khí từ Mỹ, điều đó sẽ khiến Bắc Kinh thất vọng. Ngược lại, một số quốc gia mua vũ khí từ Trung Quốc sẽ khiến Washington thất vọng tương tự. Tuy nhiên, việc mua vũ khí từ Nga được cho là có thể chấp nhận được đối với cả hai siêu cường.

Không những vậy, vũ khí của Nga thường được coi là có giá cả phải chăng hơn. Mặc dù việc thay "thay máu" vũ khí hiện có không phải điều khó, nhưng một quốc gia chuyên sử dụng vũ khí Nga sẽ cần phải mua phụ tùng thay thế hoặc nâng cấp thiết bị trong thời gian dài trước khi hoàn toàn loại bỏ.

Đây là lý do vũ khí Nga sẽ vẫn được chào đón trong nhiều năm nữa.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm