Quốc tế

Một quốc gia bất ngờ "hốt bạc" nhờ bán vũ khí sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine

Theo một báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Israel hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 10 thế giới.

Ông Zelensky nói sắp có cuộc gặp quan trọng giữa cố vấn lãnh đạo 7 quốc gia / Tin tức Ukraine mới nhất: 40% cơ sở hạ tầng bị phá huỷ ở Mariupol không thể phục hồi

Trong khi Israel đang theo dõi diễn biến chiến sự ở Ukraine cùng với những tính toán tác động về chính trị và kinh tế có thể xảy ra, nước này cũng đặt kỳ vọng gặt hái được các thỏa thuận xuất khẩu có khả năng thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí của mình.

Tổng kim ngạch xuất khẩu quân sự của Israel năm ngoái đạt 9 tỷ USD, tăng từ con số 8,3 tỷ USD của năm 2020, chiếm 3% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

Xuất khẩu vũ khí của Israel dự kiến ​​sẽ tăng mạnh trở lại trong năm nay sau chiến dịch quân sự mà Nga đang phát động ở Ukraine. Theo một báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Israel hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 10 thế giới.

Một số mặt hàng xuất khẩu vũ khí của Israel trong những năm gần đây dành cho các Quốc gia Ả Rập ở vùng Vịnh, những nước đã mua vũ khí và hệ thống an ninh nhưng không công khai, ngay cả trước khi hai bên công bố các thỏa thuận bình thường hóa.

Một quốc gia bất ngờ hốt bạc nhờ bán vũ khí sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine - Ảnh 1.
Xe tăng Israel trong một cuộc diễn tập quân sự ở Cao nguyên Golan ngày 7 tháng 12 năm 2021. Ảnh: AFP

Đầu năm 2020, những quốc gia kể trên đã chi trả cho Israel 800 triệu USD để mua vũ khí, gồm cả phần mềm tấn công và phòng thủ điện tử.

Thị phần xuất khẩu vũ khí của Israel cho Châu Âu là 30%; Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 44%; và Bắc Mỹ là 20%.

Khi chiến sự ở Ukraine xảy ra nghĩa là sẽ có nhiều vũ khí hơn của Israel tìm đường đến châu Âu, cạnh tranh với ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ. Châu Âu hiện đang nhập khẩu 54% tổng số vũ khí và hệ thống an ninh của Mỹ.

Việc Đức tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng mỗi năm 100 tỷ euro đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Israel. Tel Aviv dự kiến ​​sẽ xuất khẩu tên lửa chống tăng và phương tiện thiết giáp cho Đức, đổi lại Đức sẽ cung cấp tàu ngầm cho Israel.

Việc Thụy Điển tăng ngân sách quốc phòng được cho là cũng ​​sẽ dùng để mua đạn pháo trị giá hàng chục triệu USD từ Israel. Anh cũng sẽ làm điều tương tự, mặc dù nước này đã cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng trong những thập kỷ gần đây.

 

Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, xếp trước cả Ai Cập, Australia và Trung Quốc. Xuất khẩu của Israel sang Ấn Độ lên tới 1 tỷ USD/năm.

New Delhi được Tel Aviv ủy quyền sản xuất và xuất khẩu máy bay không người lái cũng như đạn dược do Israel thiết kế trên khắp Đông Nam Á. Các hệ thống laser hiện đang được phát triển ở Israel được dự báo cuối cùng cũng sẽ tìm đường đến Ấn Độ.

Theo tờ Middle East Monitor, việc các cuộc xung đột vũ trang trên khắp thế giới mở rộng quy mô, mà gần đây nhất là ở Ukraine sẽ gián tiếp thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí của Israel phát triển trong những năm tới.

Xung đ?t Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm