Nga phá tàu ngầm Zaporozhye, Trung Quốc hưởng lợi?
Hải quân Nga chính thức mở thầu để xử lý Zaporozhye - chiếc tàu ngầm duy nhất của Ukraine còn lại Crimea sau khi Nga sáp nhập bán đảo này.
Báo Hàn Quốc: Triều Tiên sẵn sàng phóng tên lửa mới từ tàu ngầm / Tàu ngầm tấn công hạt nhân Nga-Mỹ mang theo gì khi đi biển?
Tài liệu mời thầu được công bố trên cổng thông tin mua sắm của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tàu ngầm Zaporozhye thuộc Dự án 641. Đây là chiếc tàu ngầm duy nhất trong Hải quân Ukraine và là tàu cuối cùng của Dự án 641 còn hoạt động trên thế giới.
Phản ứng với thông tin này, tờ Russiatoday cho rằng, với truyền thống sử dụng thiết bị quân sự cũ từ nước ngoài, đặc biệt là từ Ukraine của Trung Quốc để phục vụ cho nền công nghiệp quốc phòng nước mình thì rõ ràng đây là một cơ hội lớn cho công nghiệp đóng tàu ngầm Bắc Kinh.
Được biết nguyên mẫu tàu sân bay Liêu Ninh đã được Trung Quốc mua lại từ Ukraine vào năm 1998, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác.
Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó. Mục đích mua tàu không được công khai cho đến tận tháng 6 năm 2011 khi chiếc tàu được đóng xong hoàn toàn.
Do vốn là tàu Varyag đóng cho Hải quân Liên Xô, nên Liêu Ninh có thể xem là thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nó dài khoảng 304,5 m, rộng 37 m. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 37 hải lý/h.
Tàu sân bay đã có, vấn đề tiêm kích hạm càng khó khăn hơn. Bắc Kinh đã nhiều lần tiến hành đàm phán với Nga để mua tiêm kích trên hạm Su-33 đang hoạt động trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.
Tuy nhiên, sau quả đắng Su-27SK, Moscow đã trở nên cảnh giác hơn với những chiêu bài này của Trung Quốc. Sau nhiều lần thuyết phục Nga không thành khiến chương trình xây dựng nhóm tác chiến tàu sân bay lâm vào ngỏ cụt.
Nhưng vận may lại mỉm cười với Trung Quốc, giới tình báo nước này phát hiện Ukraine đang nắm giữ nguyên mẫu T-10K của tiêm kích Su-33. Với Ukraine, nguyên mẫu T-10K là đồ bỏ nhưng với Trung Quốc đó là cả một kho báu.
Một thương vụ có lợi cho cả đôi bên, Ukraine kiếm được bộn tiền từ đống hàng phế thải, Trung Quốc có được nguyên mẫu để mỗ xẻ nghiên cứu. Từ nguyên mẫu T-10K duy nhất Trung Quốc mua được từ Ukraine, nước này đã phát triển thành công tiêm kích hạm J-15 trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay.
Theo nhận định của Russiatoday, với truyền thống sao chép từ vũ khí nước ngoài của Trung Quốc, nhiều người sẽ không ngạc nhiên nếu Bắc Kinh mua lại chiếc tàu ngầm Zaporozhye cũ nát và cho ra đời một phiên bản tàu ngầm phiên bản Trung Quốc.
Theo Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Tàu ngầm Zaporozhye cắm cờ Nga.