Quốc tế

Pantsir-S1 buộc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ cuộc không kích?

DNVN - Những chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ ra vô dụng trước hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1.

Tỷ lệ ủng hộ xuống thấp kỷ lục, liên minh Nga - Belarus sắp tan vỡ? / Thiệt hại vụ cháy tàu sân bay Nga lên tới... 95 tỷ Rub

Trong cuộc nội chiến tại Lybia, hai quốc gia Các tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai lực lượng vũ trang của mình tới đất nước Bắc Phi này để hỗ trợ đồng minh, họ đã cung cấp cho phe nhóm thân hữu hệ thống phòng không Pantsir-S1 cũng như điều động tiêm kích F-16 tới tham chiến trực tiếp.

Được triển khai bởi Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở thủ đô Libya, Pantsir-S1 tỏ ra là một vũ khí đáng gờm không chỉ chống lại các lực lượng của Chính phủ Thống nhất Quốc gia Lybia (GNA) mà còn vô hiệu hóa thành công máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo thông báo, trong cuộc tấn công của LNA vào Tripoli, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch tiến hành một cuộc không kích nhằm yểm trợ cho đồng minh GNA. Tuy nhiên, do thông tin về việc tham chiến của hệ thống phòng không Pantsir-S1 mà kế hoạch trên đã phải hoãn lại do lo ngại F-16 sẽ bị bắn hạ.

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 được UAE cung cấp cho đồng minh LNA. Ảnh: South Front.

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 được UAE cung cấp cho đồng minh LNA. Ảnh: South Front.

Các chuyên gia chú ý đến thực tế là Pantsir-S1 là hệ thống phòng không tầm ngắn, nhưng ngay cả như vậy, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn coi chúng là vũ khí đáng gờm khi tổ hợp vũ khí trên có thể dễ dàng phá hủy các tiêm kích F-16 hay bắn hạ các loại bom và tên lửa đối đất.

Cần phải làm rõ rằng cho đến nay, một số lượng lớn máy bay chiến đấu có người điểu khiển và cả máy bay không người lái đã trở thành nạn nhân của Pantsir-S1, cho thấy hiệu quả cao của việc sử dụng loại vũ khí này với chi phí khá thấp.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm