Quốc tế

Phi công MiG-29 Ukraine kể về thời khắc sinh tử: Nga cứ nghĩ đây là cuộc chơi nhưng đã lầm

"Người Nga nghĩ rằng đó sẽ chỉ như là một cuộc dạo chơi trong công viên. Họ hoàn toàn không sẵn sàng cho sự phản kháng", phi công Juice của Ukraine từ một căn cứ không quân bí mật.

Nga phóng hàng loạt tên lửa hành trình vào Ukraine: Odessa và Kirovograd rực lửa / Chuyên gia nói về việc chuyển giao hệ thống S-300 của Slovakia cho Kiev

Phi công MiG-29 Ukraine kể về thời khắc sinh tử: Nga cứ nghĩ đây là cuộc chơi nhưng đã lầm - Ảnh 1.

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy thiệt hại của các tòa nhà và thùng nhiên liệu bị cháy tại Sân bay Antonov ở Hostomel, Ukraine, ngày 11/3. Ảnh: Getty

Trong cuộc phỏng vấn trực tuyến độc quyền với Tạp chí Coffee or Die, phi công Juice của Ukraine đã kể chi tiết về những kinh nghiệm thời chiến của mình.

Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhiều chuyên gia quân sự đã dự đoán rằng, sức mạnh không quân của Nga sẽ nhanh chóng áp đảo phía Ukraine, dễ dàng chiếm ưu thế trên không và kiểm soát toàn bộ bầu trời Ukraine.

Hơn một tháng sau cuộc chiến toàn diện, điều ấy đã không xảy ra.

Nga chỉ nắm được ưu thế trên không tại những vùng không phận hạn chế ở miền nam và miền đông Ukraine.

Trên hầu hết khu vực không phận trên khắp đất nước, hai bên vẫn trong thế giằng co. Các phi công chiến đấu Ukraine vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu hàng ngày.

 

"Người Nga nghĩ rằng đó sẽ chỉ như là một cuộc dạo chơi trong công viên. Họ hoàn toàn không sẵn sàng cho sự phản kháng", phi công Juice, người điều khiển chiến đấu cơ MiG-29 Ukraine nói từ một căn cứ không quân bí mật.

Nga hứng chịu nhiều thất bại

"Lực lượng Nga hứng chịu nhiều thất bại. Họ vẫn sợ bay cao hơn và không cảm thấy thoải mái trên bầu trời của chúng tôi", Juice nói.

Khi cảnh báo tên lửa vang lên ngay trong khi đang phỏng vấn, Juice chỉ cười và nói: "Tôi không quan tâm".

Trong khi ở chế độ cảnh báo phản ứng nhanh 24/7, Juice sẽ xuất kích luân phiên với một phi công MiG-29 "Fulcrum", thay đổi ở vị trí số 1 hoặc số 2 - có nghĩa là anh luôn sẵn sàng để "đánh chặn mục tiêu".

Phi công MiG-29 Ukraine kể về thời khắc sinh tử: Nga cứ nghĩ đây là cuộc chơi nhưng đã lầm - Ảnh 2.

Phi công Juice trong buồng lái của máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine. Ảnh do nhân vật cung cấp.

 

Các phi công khác trong phi đội của anh cũng vậy. Họ không có ngày nghỉ đúng nghĩa. "Chúng tôi ngủ ngay gần đài phát thanh", Juice nói. "Vị trí xa nhất mà tôi có thể đến là nhà tắm".

Các hoạt động bay thời chiến rất mệt mỏi. Juice cho biết, anh xuất kích "hầu như mỗi ngày, đôi khi hai lần một ngày, vào ban ngày và ban đêm".

Các cuộc họp bàn bạc trước khi bay và kiểm tra mặt đất cẩn thận, những yếu tố chính trong quy trình hoạt động thời bình của phi công chiến đấu, bị gạt sang một bên bởi vì điều cần thiết chỉ đơn giản là cất cánh và tham gia chiến đấu càng nhanh càng tốt.

Đơn vị MiG-29 của Juice có một khu vực nhiệm vụ cụ thể. Và khi các đơn vị radar trên mặt đất của Ukraine phát hiện ra mối đe dọa trên không ngay lập tức, họ sẽ điều các máy bay phản lực để đánh chặn.

Một tháng sau cuộc chiến toàn diện, các máy bay chiến đấu và lực lượng phòng không của Ukraine tiếp tục ngăn chặn các máy bay chiến đấu của Nga xâm nhập vào vùng trời đang tranh chấp của Ukraine.

 

"Đôi khi nó chỉ là một cuộc tuần tra, đôi khi nó là một cuộc đánh chặn ngay lập tức", phi công này nói. "Chúng tôi đang cố gắng giữ quyền kiểm soát ở đây, nhưng điều đó rất khó khăn".

Phi công này cũng kể về cách các máy bay chiến đấu F-15, MiG-29 và Su-27 đã giúp họ thắng trong trận chiến ở Kiev.

Trong khi các máy bay MiG được sử dụng cho các nhiệm vụ không đối đất và phòng không, thì Su-27 chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ không đối không.

Su-27 là một khí tài phòng không mạnh hơn, tuy nhiên, việc sớm bị tổn thất lượng lớn máy bay chiến đấu này đã làm thu hẹp quy mô của phi đội vốn luôn nhỏ hơn so với MiG-29.

Nhiệm vụ phòng không điển hình của MiG-29 bao gồm tuần tra khu vực để tìm kiếm mối đe dọa từ trên không, "săn bắn tự do" hoặc đôi khi chỉ đẩy máy bay đối phương ra ngoài khu vực.

 

"Nếu họ thấy chúng tôi xuất hiện trên màn hình, đặc biệt là nếu chúng tôi có một vài người đang tuần tra khu vực, họ không muốn gặp rắc rối. Vì vậy, chúng tôi có thể đẩy họ khỏi khu vực này", phi công Juice giải thích trong cuộc phỏng vấn của mình.

Ngoài máy bay có người lái của Nga, các máy bay MiG còn có nhiệm vụ vô hiệu hóa các máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình khó bị phát hiện. Tuy nhiên, Juice cho rằng hệ thống phòng không trên mặt đất (GBAD) có hiệu quả hơn.

"Tôi nghĩ hệ thống phòng không trên mặt đất có khả năng chống chọi hiệu quả cao hơn nhiều. Chúng tiêu diệt rất nhiều tên lửa hành trình mỗi ngày. UAV cũng là một vấn đề lớn đối với chúng tôi, nhưng tôi nghĩ đó là vấn đề lớn hơn nhiều đối với Nga".

Anh khẳng định, những UAV Bayraktars của Ukraine đã hoạt động rất hiệu quả hơn nhiều so với UAV của Moscow.

Các máy bay chiến đấu có người lái như MiG phối hợp chặt chẽ với các đơn vị GBAD để tạo thành một mạng lưới phòng không nhiều lớp.

 

Tầm quan trọng của yếu tố con người

Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ thế giới chứng kiến một cuộc chiến tranh quy ước quy mô lớn bao gồm cả lĩnh vực trên không và nhiều phi công trẻ như Juice chưa có kinh nghiệm chiến đấu nhưng vẫn tham chiến.

Thực tế hiện nay cho thấy, trong thời đại công nghệ tiên tiến như hiện nay, các phi công chiến đấu của Ukraine đã chứng minh rõ ràng tầm quan trọng lâu dài của yếu tố con người trong các cuộc chiến trên không.

"Có thể điều đó thật ngu ngốc, nhưng chúng tôi không quan tâm đến công nghệ - chúng tôi chỉ đang cố gắng làm mọi thứ với những gì chúng tôi có", Juice nói. "Đây là đất nước của chúng tôi, gia đình của chúng tôi, các thành phố của chúng tôi. Chúng tôi đang bảo vệ tài sản của mình. Đó là động lực chính cho chúng tôi".

Theo phi công Juice, hiệu quả phản kháng của không quân Ukraine đã khiến Nga rất bất ngờ, đặc biệt là ngạc nhiên về tính hiệu quả của hệ thống phòng không trên bộ, và cả về máy bay chiến đấu của Ukraine. "Bởi vì họ không hề mong đợi sự phản kháng mạnh mẽ như thế này ở trên không".

Trong khi đó, lực lượng không quân Nga rất tự tin sau nhiều năm bay trên vùng trời Syria. Và sự tự tin đó có thể đã góp phần khiến họ đánh giá thấp lực lượng không quân của Ukraine.

 

Lực lượng Nga dường như cũng đang điều máy bay chiến đấu của họ lao thẳng vào hệ thống phòng không của Ukraine, hy sinh một cách hiệu quả khi các tên lửa phòng không của Ukraine đang dần cạn kiệt.

"Người Nga thật điên rồ", Juice nói. "Họ đang điều máy bay chiến đấu qua biên giới. Họ biết về Hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) của chúng tôi, họ biết về hệ thống phòng không Buks và S-300, nhưng họ vẫn điều máy bay chiến đấu và trực thăng đến biên giới của chúng tôi, tới tiền tuyến".

"Siêu đặc vụ MacGyver" trên bầu trời

Yếu tố sáng tạo là một trong những trụ cột quan trọng trong cuộc chiến trên không của Ukraine.

Ví dụ, sau khi Nga phá hủy nhiều thiết bị hỗ trợ dẫn đường trên mặt đất, các phi công Ukraine đã áp dụng các giải pháp đặc biệt để điều hướng máy bay của họ.

Khi nói đến hệ thống phòng không của Nga, Ukraine chỉ đơn giản là bay "thấp hơn và nhanh hơn", Juice nói, nhấn mạnh một đặc tính quan trọng khác của lực lượng không quân Ukraine – sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao.

 

Phi công MiG-29 Ukraine kể về thời khắc sinh tử: Nga cứ nghĩ đây là cuộc chơi nhưng đã lầm - Ảnh 3.

Tên lửa không đối không trực tiếp trên cánh của chiếc MiG-29 Fulcrum do Juice lái trong một chuyến bay tuần tra gần đây. Ảnh do nhân vật cung cấp

"Rất khó để bay ở tầm thấp vào ban đêm mà không có tầm nhìn rõ ràng, không có GPS và có chướng ngại vật. Chúng tôi linh hoạt hơn người Nga. Kể từ năm 2014, chúng tôi được đào tạo cho các nhiệm vụ không chiến điển hình. Chúng tôi được huấn luyện để làm một số trò điên rồ..." - Juice cho hay.

Tuy nhiên, Juice thực sự lo ngại khi chiến đấu chống lại công nghệ vượt trội và nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga vì nó như "tấm vé một chiều".

"Tôi không muốn chỉ có tấm vé một chiều, tôi muốn tiêu diệt được phe đối thủ chứ không chỉ hy sinh vô ích. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần vũ khí", anh nói.

Bất chấp lợi thế về công nghệ và quân số của Nga, cuộc không chiến ở Ukraine trên thực tế đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao.

 

Do đó, tại thời điểm này, ưu tiên hàng đầu của Ukraine là tìm cách bổ sung kho tên lửa phòng không đã hết hạn sử dụng và máy bay chiến đấu bị bắn rơi.

Cho đến nay, hệ thống phòng không trên mặt đất của Ukraine đã "khá thành công khi tiêu diệt rất nhiều vũ khí khí tài của Nga".

Mặc dù vậy, theo Juice, tên lửa chống radar của Nga - đặc biệt là Kh-31P, được phóng bởi máy bay chiến đấu Su-35 - đang gây thiệt hại cho các lực lượng phòng không trên mặt đất hạn chế của Ukraine.

Ngoài việc củng cố hệ thống phòng không từ thời Liên Xô của Ukraine, Juice đề nghị phương Tây cũng ngay lập tức cung cấp cho Ukraine các hệ thống tiên tiến hơn như NASAMS - phiên bản trên mặt đất của Tên lửa đất đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM), được sử dụng để bảo vệ các địa điểm có mức độ ưu tiên cao xung quanh thủ đô Washington.

Một bất lợi chính mà người Ukraine phải đối mặt là các tên lửa không đối không của họ, vốn dựa vào khả năng nhắm mục tiêu bằng radar bán chủ động.

 

Mặt khác, Nga có các tên lửa radar chủ động của riêng họ, cho phép tấn công đối thủ mà không cần sự trợ giúp của máy bay chiến đấu. Điều đó có nghĩa là phi công có thể quay đầu hoặc tắt radar sau khi bắn tên lửa, một công nghệ được gọi là "bắn và quên". "Thật không may, chúng tôi không có thứ như vậy", Juice nói.

"Chúng ta không thể giành được ưu thế trên không nếu không có radar tốt… và không có các tên lửa tốt", anh nhấn mạnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm