Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (11/8): Tên lửa Iskander-K có thể đã được sử dụng ở Zaporizhzhya

Quân sự thế giới hôm nay (11/8) có những nội dung chính sau: Khó khăn mới trong việc sử dụng vũ khí laser năng lượng cao; Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, và Australia sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar; tên lửa Iskander-K có thể đã được sử dụng ở Zaporizhzhya.

Ukraine nhận thêm pháo tự hành Zuzana để tăng cường sức mạnh cuộc phản công / Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 9/8

* Khó khăn mới trong việc sử dụng vũ khí laser năng lượng cao

Theo The Defense Post, Lục quân Mỹ phát hiện ra một khó khăn mới trong việc sử dụng vũ khí laser năng lượng caonhằm bảo vệ khí tài quân sự khỏi sự tấn công của các loại máy bay không người lái.

Theo Trung tướng Daniel Karbler, người đứng đầu Bộ Tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian thuộc Bộ Lục quân Mỹ, một số vũ khí laser hiện rất khó bảo trì ở những địa điểm xa xôi, đặc biệt là trong tác chiến. Ví dụ, Bộ Tư lệnh đặc trách khu vực châu Phi đã gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động của 4 hệ thống vũ khí tia laser năng lượng cao được đưa đến đây.

Vũ khí laser năng lượng cao củaRaytheon Technologies. Ảnh: The Defense Post

Ông Karbler cho biết, khi vũ khí laser gặp trục trặc và đột ngộtngừng hoạt động ở “vùng sâu vùng xa”, việc tìm kiếm phụ tùng thay thế và nhân lực có đủ khả năng sửa chữa loại khí tài này trở thành một thách thức lớn. Theo ông, “vũ khí laser rất phức tạp và sẽ không có vật tư hoặc văn phòng bảo trì với đầy đủ các bộ phận thay thế để kịp thời sửa chữa. Đây sẽ là những việc Lục quân Mỹ cần phải tính đến”.

Tuy nhiên, bất chấp trở ngại mới này, Lục quân Mỹ vẫn sẽ tiếp tục phát triển và tăng cường sử dụng vũ khí laser kết hợp với các loại vũ khí thông thường khác nhằm đối phó với các mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ thiết bị bay không người lái.

* Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, và Australia khởi động tập trận hải quân Malabar

Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cuộc tập trận hải quânmang tên Malabar sẽ diễn ra ngoài khơi bờ biển Sydney từ ngày 11/8 đến 21/8 với sự tham gia của các lực lượng hải quân của Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Australia.

Cuộc tập trận hải quân Malabar 2023 dự kiến sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Diễn tập tại cảng, bao gồm các hoạt động như giao lưu giữa các lực lượng, trao đổi chuyên môn hàng hải, thi đấu thể thao và một số hoạt động chung trong lập kế hoạch cho Giai đoạn 2: Diễn tập trên biển.

 

Năm nay Hải quân Hoàng gia Australia lần đầu tiên đăng cai tổ chức cuộc tập trậnMalabar. Ảnh: Adda 247 Current Affairs

Giai đoạn diễn tập trên biển sẽ bao gồm nhiều hoạt động tập trận phức tạp có cường độ cao trong cả 3 lĩnh vực tác chiến là tác chiến chống tàu mặt nước, tác chiến phòng không và tác chiến chống ngầm, trong đó có các hoạt động bắn đạn thật. Tập trận hải quân Malabar 2023 là cơ hội để hải quân các nước liên quan tăng cường và thể hiện khả năng phối hợp, hiệp đồng, và thu lượm kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động đảm bảo an ninh hàng hải.

Tập trận hàng hải Malabar được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1992 giữa Hải quân Ấn Độ và Hải quân Mỹ. Tới nay, cuộc tập trận đã có sự góp mặt của hải quân 4 nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Năm nay đánh dấu lần thứ 27 Malabar được tổ chức và cũng là năm đầu tiên Hải quân Hoàng gia Australia tổ chức cuộc tập trận này.

* Tên lửa Iskander-K có thể đã được sử dụng ở Zaporizhzhya

Theo Cảnh sát quốc gia Ukraine, tên lửa Iskander-K có thể đã được lực lượng Nga sử dụng ở Zaporizhzhia vào ngày 10/8. Sóng xung kích và mảnh vỡ từ vụ nổ tên lửa đã làm hư hại một phần cơ sở hạ tầng của thành phố.

Theo Army Recognition, Iskander-K là tên lửa hành trìnhcơ độngtầm ngắn của Nga đặt trên khung gầm xe tải quân sự 8x8. Thiết kế của hệ thống tên lửa Iskander-K gần giống với hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M. Một tổ hợp tên lửa Iskander-K có thể được trang bị từ 2 đến 6 bệ phóng, sử dụng đạn tên lửa 9M728 (còn gọi là R-500) hoặc tên lửa 9M729 (phiên bản mặt đất của tên lửa 3M14 Kalibr).

Tên lửa Iskander-K được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang Nga năm 2009. Ảnh: Army Recognition

Tên lửa Iskander-K được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 5-2007 và được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang Nga năm 2009. Iskander-K được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công chiến thuật và được cho là đã được triển khai trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

 

Các biến thể của Iskander gồm:

- Phiên bản Iskander đầu tiên: Có khả năng phóng tên lửa chiến thuật ở tầm bắn 200km.

- Phiên bản Iskander-M: Tầm bắn 400km và có khả năng mở rộng phạm vi lên 500km, đạt vận tốc Mach 6-7 (gấp 6 đến 7 lần vận tốc âm thanh), độ cao 6-50km, có khả năng tàng hình và mang đầu đạn hạt nhân, được dẫn đường liên tục trong suốt hành trình bay.

- Iskander-E: Phiên bản xuất khẩu, có tầm bắn 280km.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm