Tại sao xe tăng T-14 Armata của Nga chỉ là “hổ giấy” và có thể sẽ không bao giờ lâm trận?
Nga vạch trần: Phương Tây đang sử dụng Ukraine làm "bia đỡ đạn" chống lại Nga / NÓNG: Ukraine tập kết lực lượng giỏi nhất ở miền đông, Nga thiệt hại nặng sau 1 ngày
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ kế tiếp T-14 Armata của Nga được đánh giá là vượt trội hơn hầu hết các loại xe tăng hiện đang có trên thế giới. Được trang bị động cơ diesel 1.500 mã lực và chỉ nặng hơn 48 tấn, T-14 có thể đạt tốc độ lên đến 90km/h, vượt xa các xe tăng của phương Tây.
Bên cạnh đó, T-14 Armata còn được đặt trên khung gầm có tính module hóa cao với mục đích tạo thuận lợi cho các chương trình hiện đại hóa sâu rộng và tích hợp các hệ thống vũ khí mới những năm về sau. Cho đến nay, Armata được đánh giá là một trong những mẫu xe tăng linh hoạt nhất từng đưa vào biên chế.
Tạp chí Military Watch Magazine từng đánh giá T-14 Armata được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về khả năng tác chiến của Quân đội Nga và cho đây là một trong những mẫu xe tăng nguy hiểm nhất hành tinh hiện nay. Nếu xét trên một số phương diện, thì nó chính là chiếc xe tăng thế hệ thứ tư duy nhất trên thế giới.
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ kế tiếp T-14 Armata của Nga. Ảnh: Sputnik
Tuy nhiên, T-14 Armata có thể sẽ không bao giờ tham chiến ở Ukraine hoặc bất kỳ nơi nào khác. Đây là lý do tại sao: Đến thời điểm hiện tại, T-14 Armata thế hệ tiếp theo của Nga chỉ được ví như “hổ giấy” vì dòng xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) này đã liên tục bị trì hoãn kể từ sau lần ra mắt trong cuộc duyệt binh vào năm 2015.
Luôn được Nga hứa hẹn “sẽ sớm trang bị cho binh sĩ” nhưng T-14 Armata thực tế chưa thể sẵn sàng chiến đấu. Nếu như Nga dự định sẽ triển khai cho chiến dịch quân sự ở Ukraine thì may mắn lắm cũng phải tới năm 2023!
Có rất nhiều lời hứa và cam kết đã được phía Nga đưa ra liên quan tới T-14 nhưng tần suất thất lỡ hẹn thì cũng “chóng mặt”.
Đầu tiên, nhà sản xuất xe tăng Nga Uralvagonzavod cho biết T-14 sẽ được bàn giao vào năm 2018. Sau đó, hoạt động phân bổ 9 chiếc xe tăng đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2019.
Qua mốc thời gian trên, ban lãnh đạo Uralvagonzavod lại nói rằng 20 chiếc sẽ được thử nghiệm và 80 chiếc sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động cuối năm 2021. Tiếp đến, họ lại thay đổi thành 20 chiếc.
Theo tin chính thức từ hãng thông tấn TASS thì đến cuối năm 2021, đúng là ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng chỉ mới giao cho quân đội nước này được có 20 chiếc T-14 Armata, con số thậm chí chưa đủ biên chế một tiểu đoàn tăng.
Một tuyên bố lạc quan cho biết Armata sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2022. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, T-14 Armata vẫn cần phải tiến hành thêm nhiều thử nghiệm nữa và rất có thể sẽ không để đi vào hoạt động với số lượng lớn cho đến sau năm 2023.
20 chiếc T-14 Armata, ngay cả khi đã sẵn sàng lâm trận ngay hôm nay, chúng sẽ không thể tạo ra sự khác biệt lớn trên chiến trường Ukraine nếu Nga quyết định sử dụng. Trong khi đó, chương trình chế tạo T-14 Armata thực tế vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và kiểm định.
Các xe tăng T-14 Armata mới được cho là có giá 4 triệu USD mỗi chiếc. Nghe thì có vẻ không nhiều nhưng Nga lại tham vọng chế tạo với số lượng hàng nghìn chiếc. Trong bối cảnh bị cấm vận nặng nề hiện nay, có lẽ Nga sẽ phải tính toán lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo