Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rước họa nếu mua chiến đấu cơ J-31 Trung Quốc?
Sau khi vuột mất F-35 Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã gây bất ngờ với thông tin đang cân nhắc mua J-31 Trung Quốc làm chiến đấu cơ chủ lực, chứ không phải Su-57 hay Su-35 của Nga. Liệu đây có là chiến lược đúng đắn cho tương lai quốc phòng của họ, hay chính là "quả đắng" khó nuốt trôi.
Iraq nhận lô xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cực hiện đại / Kỳ quái xe chiến đấu bộ binh mới của Mỹ: Thân nhỏ, súng to
Theo truyền thông Nga, ứng cử viên thay thế chiến đấu cơ tàng hình F-35 sau khi Mỹ tuyên bố ngừng chuyển giao được Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm nhất chính là dòng tiêm kích tàng hình J-31 do Trung Quốc sản xuất.
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một số cuộc đàm phán với nhà sản xuất Trung Quốc về thương vụ J-31.
Đây rõ ràng là thông tin khá bất ngờ, bởi hồi đầu năm 2019 khi Washington phát đi thông điệp sẽ ngừng chuyển giao F-35 nếu Ankara không từ bỏ thương vụ mua hệ thống tên lửa S-400 với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tin rằng, chương trình máy bay tàng hình TF-X nước này đang phát triển đủ năng lực thế chỗ.
Tuy nhiên, ngay sau đó nhiều chuyên gia cho rằng chương trình tiêm kích tàng hình do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển gặp nhiều khó khăn và dường như đã thất bại.
Điều này khiến Thổ Nhĩ Kỳ càng nóng lòng tìm một chiến đấu cơ thay thế, sau khi cân nhắc Ankara lại quan tâm nhiều đến chiến đấu cơ J-31.
Không ít ý kiến cho rằng, chọn máy bay Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ có những toan tính riêng dù rằng J-31 hiện tại hoạt động không như mong đợi, luồng khói đen xịt ra mỗi khi bay là điểm chế diễu mỗi khi nói về loại máy bay này.
Được phát triển vào năm 2012 và ra mắt công chúng năm 2014, tiêm kích tàng hình hạng nhẹ J-31 gây bất ngờ vì hình dáng khá giống với tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, J-31 là tổng hợp thiết kế từ F-22 và F-35 của Mỹ, tuy nhiên Bắc Kinh chỉ thành công trong việc sao chép hình dáng bên ngoài, còn tính năng chiến đấu thì kém xa.
Tuy nhiên, tính năng tàng hình không phải là ưu tiên hàng đầu của dòng máy bay này như nhà phân tích Reuben F. Johnson đã nhận xét, kể cả các yếu tố quan trọng khác bao gồm vật liệu, vị trí đặt động cơ và thiết kế cửa xả khí.
Tại thời điểm này, khó có thể nói gì đó về tính năng của J-31. Chiếc máy bay Trung Quốc này vẫn đang được lắp 2 động cơ Klimov RD-93 của Nga, vốn được sử dụng trên những máy bay tiêm kích MiG-29 có từ thời Liên Xô.
Đây là dòng động cơ khá lạc hậu, tuổi thọ ngắn, hiệu suất thấp, chi phí bảo trì, bảo dưỡng rất cao mà đến nay cho dù đã có các phiên bản cải tiến nhưng vẫn không được đánh giá cao.
Và với luồng khói đen dày đặc, kéo dài phụt ra khi bay thì không cần đến radar, mà ngay cả hệ thống nhận diện hồng ngoại trang bị trên máy bay chiến đấu cũng có thể phát hiện ra J-31.
Có thể Thổ Nhĩ Kỳ đang nhắm tới việc được Trung Quốc chia sẻ công nghệ để phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong nước.
Hiện Bắc Kinh và Ankara đã cùng nhau bắt tay phát triển một số chủng loại vũ khí, vì vậy có thể việc mua máy bay J-31 cũng không ngoài tham vọng trên.
Nhưng dù gì đi nữa, việc Ankara bỏ số tiền lớn để tậu chiến đấu cơ J-31 làm máy bay chiến đấu chủ lực vẫn khiến giới phân tích lo ngại.
Các vũ khí Trung Quốc vẫn bị đánh giá hoạt động không như mong đợi, đặc biệt là các loại vũ khí công nghệ cao.
Với vị thế chiến lược tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ "trông cậy" vào chiến đấu cơ J-31 được coi là "bước đi trên dây" đầy nguy hiểm.
Vì vậy, nếu không tiếp cận được chiến đấu cơ F-35 Mỹ thì tiêm kích Su-57 hoặc Su-35 của Nga nên được Thổ Nhĩ Kỳ coi là giải pháp tối ưu.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo