Quốc tế

Tổ hợp phòng không sử dụng tên lửa không đối không độc đáo của Mỹ

DNVN - Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do Israel nghiên cứu chế tạo đang được xem như một hình mẫu của việc đưa tên lửa không đối không xuống mặt đất.

Triều Tiên tuyên bố bắn thử vũ khí mới để cảnh cáo Hàn Quốc / Chuyên gia Nga lý giải vì sao S-300 Syria bất lực ngay cả trước tiêm kích "không tàng hình" Israel

Hiện nay các tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR/MR do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rafael của Israel sản xuất đã thu hút được rất nhiều đơn hàng trên thế giới, chứng minh xu thế sử dụng tên lửa không đối không cho mục đích triển khai từ mặt đất là hợp với học thuyết quân sự.

Đứng trước thành công của Israel, nhiều quốc gia khác cũng tiến hành các giải pháp tương tự trong đó tiêu biểu là tổ hợp VL-MICA của Pháp với đạn Mica IR và Mica RF tính năng tương tự Python 5 cùng với Derby.

Không chỉ có vậy, người Mỹ cũng gia nhập thị trường với các tổ hợp AIM-7 Sparrow, MIM-72 Chaparral và đặc biệt là SLAMRAAM, sản phẩm này đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ các khách hàng trên thế giới.

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành SLAMRAAM do Mỹ chế tạo. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành SLAMRAAM do Mỹ chế tạo. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

SLAMRAAM (Surface Launched AMRAAM) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung di động của Mỹ được phát triển bởi Tập đoàn Raytheon, dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM.

Hệ thống SLAMRAAM có rất nhiều biến thể được tích hợp vào các phương tiện mang phóng khác nhau từ cố định đến di động. Khi phóng đi từ mặt đất tên lửa AIM-120 chỉ đạt tầm bắn 25 - 40 km so với 55 - 180 km khi phóng từ trên không.

Biến thể thường gặp nhất của SLAMRAAM là CLAWS (hay còn gọi là HUMRAAM) gồm bệ phóng mang từ 4 -5 tên lửa AIM-120 tích hợp trên xe thiết giáp HUMVEE hay ZRK SLAMRAAM với tên lửa AIM-120 lắp trên xe chiến thuật hạng trung FMTV.

Phiên bản SLAMRAAM trang bị 2 loại đạn tên lửa AIM-120 và AIM-9. Ảnh: Military Today.

Phiên bản SLAMRAAM trang bị 2 loại đạn tên lửa AIM-120 và AIM-9. Ảnh: Military Today.

 

Tuy nhiên trái với VL-MICA hay SPYDER trang bị cả 2 loại đạn tên lửa với đầu dò radar chủ động và đầu dò hồng ngoại để tùy biến cho từng trường hợp cụ thể, tổ hợp SLAMRAAM chỉ sử dụng duy nhất tên lửa AIM-120 AMRAAM dẫn đường bằng radar, cho nên độ linh hoạt của nó khá hạn chế.

Mỹ trước đây trung thành với việc tách hai loại tên lửa AIM-9 và AIM-120 cho các hệ thống phòng không khác nhau, trong khi AIM-120 là vũ khí của SLAMRAAM thì AIM-9 lại chỉ trang bị cho tổ hợp MIM-72 Chaparral.

Nhưng trước xu thế hiện tại, Mỹ đã buộc phải tích hợp cả tên lửa AIM-9 Sidewinder cho hệ thống SLAMRAAM để nó có các tính năng tương tự sản phẩm của Pháp hay Israel.

Tổ hợp SLAMRAAM thế hệ mới của Mỹ với 2 loại đạn AIM-9 và AIM-120 giúp người sử dụng có thể cân nhắc sử dụng từng loại đạn cho các loại mục tiêu với độ cơ động và điều kiện tác chiến riêng biệt, biến thể này được dự đoán sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường vũ khí trong tương lai.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm