Quốc tế

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 19/3

Nga tuyên bố phá hủy nhà máy sửa chữa máy bay Lvov. Phía Nga cũng cho biết đã "tiến gần hơn" với phái đoàn Ukraine trong đàm phán vòng thứ tư giữa hai nước.

Ảnh vệ tinh mới nhất: Nga nã tên lửa đánh phá tan tành nhà chứa máy bay MiG-29 của Ukraine / Reuters: Chiến sự khốc liệt, Ukraine rút lực lượng cực kì đặc biệt về bảo vệ đất nước

Nga tuyên bố phá hủy nhà máy sửa chữa máy bay Lvov

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã bước sang ngày thứ 24 (19/03/2022), với những diễn biến mới rất phức tạp.

Vào lúc 19h00 tối ngày 18/03/2022, thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết:

Trong ngày 18/3, các vũ khí tầm xa chính xác cao của Nga đã tấn công vào các mục tiêu quân sự của Ukraine, phá hủy bãi đậu các máy bay chiến đấu của Ukraine tại nhà máy sửa chữa máy bay ở thành phố Lvov.

Các kho đạn và thiết bị quân sự của Ukraine ở ngoại ô Nikolaev và Voznesensk bị phá hủy.

Cũng trong ngày 18/3, các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái của Ukraine trên không.

Ở chiều ngược lại, không quân Nga đã bắn trúng 54 mục tiêu cơ sở quân sự Ukraine, trong đó có 3 sở chỉ huy, 4 cơ sở lắp đặt nhiều hệ thống phóng tên lửa, 4 kho đạn và 44 điểm tập kết quân trang.

Tổng cộng, kể từ khi bắt đầu hoạt động quân sự đặc biệt, Nga đã phá hủy 184 máy bay không người lái, 1.412 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, 142 bệ phóng tên lửa phóng loạt (MLRS), 542 pháo dã chiến và súng cối, cùng 1.211 đơn vị xe quân sự đặc chủng của phía Ukraine.

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 19/3 - Ảnh 2.

Pháo phòng không ZU-23 của Ukraine

Trong khi đó, phòng không và không quân Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 12 mục tiêu của Nga: 2 máy bay, 3 trực thăng, 3 UAV, và 4 tên lửa hành trình.

Về tình hình chiến sự trên hướng bắc: Mặt trận vẫn ổn định xung quanh các thành phố lớn Kiev, Chernihiv, và Sumy.

Về tình hình chiến sự trên hướng đông: Các lực lượng vũ trang Nga đã tiến sâu thêm 6km, đến tuyến Novoukrainka-Shakhterskoye.

Các đơn vị dân quân của Cộng hòa nhân dân Luhansk tự xưng (LPR) đang tiến công trên hướng đông của Severodonetsk, đã chọc sâu được 2km. Giao tranh vẫn diễn ra quyết liệt trên hướng này.

Tại thành phố Kharkov, giao tranh vẫn tiếp tục ở hướng đông, cũng như xung quanh khu vực Izyum. Tuyến đường Izyum-Slavyansk. Quân đội Ukraine vẫn giữ được thành phố, nhưng bị tổn thất nặng nề bởi các cuộc ném bom của không quân Nga.

 

Về tình hình chiến sự trên hướng nam: Giao tranh vẫn diễn ra quyết liệt ở nội thành Mariupol, tuy nhiên phía Nga và DPR đang có ưu thế lớn. Chiến sự tập trung ở khu vực nhà máy luyện kim Azovstal. Sân bay Mariupol đã bị phía Nga chiếm giữ.

Trên hướng Zaporozhye không có sự thay đổi đáng kể ở khu vực Kamensky, Orekhov và Gulyaipol.

Mikolaiv vẫn bị bao vây, có giao tranh ở phía bắc thành phố, nhưng kết quả chưa rõ ràng.

Thành phố Odessa vẫn ổn định, tuy nhiên hạm đội Biển Đen của Nga đang uy hiếp mạnh.

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 19/3 - Ảnh 4.

Bản đồ cập nhật chiến sự

 

Vòng đàm phán thứ tư giữa vẫn tiếp diễn

Về tình hình đàm phán giữa hai bên: Vòng đàm phán thứ tư giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

Ngày 18/3, hãng tin RT dẫn lời người đứng đầu phái đoàn Nga, ông Vladimir Medinsky, cho biết hai phía đã đạt được những tiến bộ nhất định trong các cuộc đàm phán, cụ thể là đã tới gần nhau hơn trong quan điểm về tình trạng trung lập tiềm năng của Ukraine.

Ông Medinsky nói: "Chủ đề về quy chế trung lập và việc Ukraine không gia nhập NATO là một trong những vấn đề quan trọng của cuộc đàm phán. Đây là vấn đề mà các bên đã đưa ra quan điểm của họ ngày càng gần hơn".

"Sau đó, các chi tiết bắt đầu liên quan đến những đảm bảo an ninh mà Ukraine nhận được ngoài những gì đã có trong trường hợp nước này từ chối gia nhập khối NATO".

Tuy nhiên, những vấn đề khác, cụ thể là yêu cầu của Nga về việc "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" Ukraine, vẫn là chủ đề gây tranh luận.

 

Ông Medinsky tiết lộ rằng các phái đoàn mới chỉ đi được "nửa chừng" trong việc tìm ra cơ sở chung cho vấn đề "phi quân sự hoá", trong khi vẫn còn khác biệt trong vấn đề "phi phát xít hoá", với việc Kiev tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của chủ nghĩa tân Quốc xã ở nước này.

"Các đồng nghiệp phía Ukraine tin rằng không có lực lượng nào kiểu Quốc xã ở Ukraine" - ông Medinsky giải thích.

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 19/3 - Ảnh 6.

Vòng đàm phán thứ ba giữa Nga và Ukraine

Về phản ứng quốc tế: Thủ tướng Đức Olaf Scholz mời các lãnh đạo của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tới dự cuộc họp về Ukraine, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần tới.

Phát biểu với báo giới, Phó phát ngôn viên chính phủ Đức Christiane Hoffmann cho biết, các cuộc họp tại Brussels trong ngày 24/3 tới sẽ tập trung "đặc biệt vào tình hình ở Ukraine" và được "tích hợp" vào các cuộc họp thượng đỉnh đã được lên lịch trước đó.

 

Đức hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của G7, gồm các nước thành viên Anh, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản và Mỹ.

Thủ tướng Scholz cũng chuẩn bị tham dự một Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của NATO có chủ đề chính là chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và những hệ lụy đối với liên minh này. Vấn đề củng cố khả năng phòng thủ của NATO cũng sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị.

Trong khi đó, Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ là dịp để thông qua một kế hoạch "đại tu chiến lược" mới cho 27 nước thành viên, hướng tới quyền tự chủ quân sự cao hơn, đồng thời thảo luận về giá và nguồn cung năng lượng.

Toàn cảnh diễn biến mới nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine trưa 19/3 - Ảnh 8.

Đức quyết định viện trợ 2.700 tên lửa phòng không Strela từ thời Cộng hòa dân chủ Đức cho Ukraine

Về việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine: Đầu tháng 3 này, chính phủ Đức cam kết sẽ chuyển 2.700 tên lửa phòng không loại Strela cho Kiev. Tuy nhiên, theo báo WaS của Đức, dường như Berlin mới chỉ bàn giao được 500 tên lửa trong số trên.

 

Báo WaS dẫn nguồn từ giới chức chính phủ Ukraine cho biết, việc bàn giao 500 tên lửa vừa diễn ra vào tối 17/3 ở Ba Lan và rõ ràng cho tới nay, Ukraine mới chỉ nhận được một phần nhỏ số tên lửa phòng không Strela mà Đức đã cam kết.

Giới chức Ukraine cũng cho biết, hiện Berlin chưa thông báo kế hoạch bàn giao lô tên lửa Strela tiếp theo. Trả lời báo trên, Bộ Quốc phòng liên bang Đức chỉ xác nhận việc giao lô vũ khí đã được thực hiện cho Ukraine, mà không có thêm thông tin, do "việc vấn đề bảo mật thông tin trong tình hình an ninh hiện nay".

Ngoài ra, bất kỳ việc chuyển giao vũ khí nào sẽ chỉ được thực hiện sau khi được Hội đồng An ninh liên bang phê duyệt.

Theo WaS, thông tin về việc bàn giao vũ khí cho Ukraine được xếp vào loại "tuyệt mật". Khoảng 700 quả tên lửa Strela từ các kho dự trữ cũ của Đức dường như đã bị hư hại do quá cũ. Quân đội Đức đã ngừng sử dụng loại vũ khí này cách đây nhiều năm.

Các vũ khí bị Nga bắt giữ của Ukraine được giao lại cho hai nước Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng

 

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm