Quốc tế

Tổng thống Putin đã nói về thứ vũ khí giúp 'thống trị thế giới', vì sao chúng biệt tăm ở Ukraine?

"Ai trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này sẽ là người thống trị thế giới" - Tổng thống Vladimir Putin nói trong một tuyên bố.

Báo Mỹ: Chuyên gia "tưởng Nga sẽ chiếm Kiev trong vài ngày", điều bất ngờ gì đã xảy ra? / NÓNG: Quân DPR chính thức kiểm soát cả trung tâm Mariupol, cứ điểm Ukraine "coi như xong"

Theo Asia Times, máy bay không người lái (UAV) đã đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng thủ của Ukraine giữa bối cảnh "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga vẫn đang tiếp diễn.

Trước khi sự kiện này nổ ra, giới chuyên gia tin rằng đội quân "robot sát thủ" của Nga có tiềm năng trở thành một loại vũ khí rất lợi hại, thế nhưng cho tới nay, chúng hầu như không thấy xuất hiện ở Ukraine.

Điều gì đang diễn ra? Nga dường như có rất nhiều vũ khí tự động thế hệ mới, nhưng dường như các tướng lĩnh của họ thiếu niềm tin vào công nghệ này.

UAV đối đầu UAV

Ukraine đang sử dụng máy bay không người lái vũ trang Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp theo một thỏa thuận ký kết hồi năm ngoái. Gọi là UAV nhưng đây thực chất là máy bay điều khiển từ xa trang bị rocket hoặc tên lửa, chúng được kiểm soát bởi một kíp vận hành trên mặt đất.

Ngoài ra, Ukraine cũng đang sử dụng các máy bay không người lái có sẵn trên thị trường.

Trong khi đó, có khá ít thông tin về UAV của Nga, nhất là các mẫu mới được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI). Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về việc thành lập một bộ phận AI đặc biệt với kinh phí riêng, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2021.

TT Putin đã nói về thứ vũ khí giúp thống trị thế giới, vì sao chúng biệt tăm ở Ukraine? - Ảnh 1.
Xe quân sự Humvee của Ukraine mang theo các UAV type 3 tham gia buổi diễn tập kỷ niệm Ngày Độc lập ở Kiev năm 2018. Ảnh: Wiki

Ngay trước khi phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào Ukraine, lực lượng Nga được cho là đã thử nghiệm các UAV "bầy đàn" mới, cũng như các vũ khí tự động có khả năng theo dõi và bắn hạ máy bay đối phương. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy chúng đã được sử dụng ở Ukraine cho những mục đích vừa đề cập.

Đây không phải là lần đầu tiên những loại UAV như thế này xuất hiện trên "sân khấu thế giới".

Trước đó, Nga từng triển khai UAV "đánh chặn" để phòng thủ trước các máy bay thù địch khi nước này sáp nhập Crimea năm 2014. Năm 2020, Azebaijan cũng sử dụng UAV để chống lại Armena trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh.

Bên cạnh đó, Mỹ đã cam kết cho phép Ukraine tiếp cận các UAV tự sát có tính di động cao, gọi là Switchblade.

TT Putin đã nói về thứ vũ khí giúp thống trị thế giới, vì sao chúng biệt tăm ở Ukraine? - Ảnh 2.
Máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất được các lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng, gây ra nhiều thiệt hại cho lực lượng vũ trang Nga.

UAV là tương lai của chiến tranh

 

Bất chấp những lo ngại về luật pháp trong nước và quốc tế, các lực lượng quốc phòng trên khắp thế giới đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ vũ khí tự động vì chúng có chi phí thấp hơn nhiều so với vũ khí có người lái như xe tăng/máy bay và không đặt kíp lái/phi công vào tình thế rủi ro.

Khi tác chiến quân sự trở nên tiên tiến hơn bao giờ hết, UAV hỗ trợ AI đang tạo ra một khái niệm sức mạnh mới.

Năm 2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, sự phát triển của AI mang lại "những cơ hội và mối đe dọa khổng lồ khó dự đoán", đồng thời cảnh báo rằng "ai trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này sẽ là người thống trị thế giới".

Nhà lãnh đạo Nga dự đoán các cuộc chiến trong tương lai sẽ do UAV đảm nhiệm, và khi UAV của một bên bị UAV của bên khác tiêu diệt, họ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài "đầu hàng".

TT Putin đã nói về thứ vũ khí giúp thống trị thế giới, vì sao chúng biệt tăm ở Ukraine? - Ảnh 3.
Máy bay không người lái Bayraktar TB2. Ảnh: Facebook

Ưu tiên quân sự chính của Nga

 

Ông Putin trước đây đã xác định chương trình phát triển vũ khí có các yếu tố AI là 1 trong 5 ưu tiện quân sự chính của Nga.

Tuy nhiên, kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, có vẻ như các UAV mà Ukraine đang sử dụng đã đạt được hiệu quả lớn nhất - chủ yếu nhằm vào lực lượng hậu cần cung cấp nhiên liệu/đạn dược cho các lực lượng tiền tuyến của Nga.

Các binh sĩ Ukraine còn được cho là đã sử dụng UAV mua sẵn để xác định vị trí các mục tiêu quân sự của Nga và phối hợp với những cuộc tấn công của pháo binh. Bên cạnh đó, theo một số báo cáo, binh sĩ Ukraine đã cài thuốc nổ vào UAV tự chế trước khi để chúng bay về phía các xe tăng Nga.

Cảnh quay ghi lại các cuộc tấn công bằng UAV cũng chứng tỏ đây là một vũ khí thông tin mạnh mẽ. Hiệu quả này được thể hiện khi các binh sĩ Ukraine đăng tải chúng lên mạng xã hội.

UAV của Nga ở đâu?

 

Thật khó để biết chính xác lý do tại sao chúng ta không trông thấy UAV của Nga tham chiến. Có thể là họ đang dự trữ UAV cho cuộc xung đột leo thang sau này, hoặc có thể vì lý do hậu cần. Nhiều báo cáo cho biết các phương tiện quân sự của Nga bị hỏng hóc, họ có thể không đủ khả năng hỗ trợ hoạt động của máy bay không người lái ở Ukraine.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Tổ chức tư vấn RAND, một trong những lý do lớn nhất có thể là sự thiếu tin tưởng vào công nghệ.

Tại sao niềm tin lại quan trọng đến vậy?

Tất cả các lực lượng quân sự hiện đại đều được gắn chặt với yếu tố "niềm tin": Sự tin tưởng của cấp dưới để họ tuân theo mệnh lệnh cấp trên, sự tin tưởng vào năng lực đưa ra mệnh lệnh phù hợp của các chỉ huy. Khi máy móc được sử dụng thay cho con người, người chỉ huy phải có khả năng tin tưởng cỗ máy đó nhiều như con người vậy.

Điều này tạo ra các vấn đề đáng kể. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nhận thức được "sự thiên vị đối với máy móc", tức là chúng ta tin tưởng máy móc đưa ra quyết định, đơn giản vì chúng là máy móc.

 

Tuy nhiên, đặt niềm tin sai chỗ vào máy móc, nhất là khi chúng phải đưa ra quyết định sinh tử - có thể sẽ dẫn đến kết quả thảm khốc.

Một cách để cải thiện niềm tin vào UAV quân sự là giới hạn chúng ở những vai trò đơn giản. UAV hoạt động như một camera trên không sẽ không thể giả mạo những gì nó nhìn thấy, trong khi UAV quét cảnh quay để xác định mục tiêu (quân đội gọi là "hệ thống hỗ trợ quyết định") có nhiều khả năng mắc sai lầm nghiêm trọng hơn.

Cách tiếp theo để cải thiện niềm tin vào máy bay không người lái là không trang bị vũ khí sát thương cho chúng hoặc lập trình để chúng tước vũ khí của binh lính đối phương.

Năm 2007, John Canning, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Tác chiến Hải quân cho rằng vũ khí tự động trong tương lai có thể sẽ tấn công súng trường hoặc đạn dược thay vì tấn công người đang cầm/sử dụng chúng.

Trong thời đại chiến tranh tự động, giới hạn sẽ là mức độ chúng ta tin tưởng vào máy móc. Theo Asia Times, để sử dụng những vũ khí này, chúng ta cần phải tin tưởng chúng, nhưng trước tiên chúng ta cần đảm bảo rằng sự tin tưởng đó là chính đáng.

 

Xung đ?t Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm