Quốc tế

Trung Quốc 'giảm thiểu rủi ro' với phương Tây khiến châu Âu lao đao

Các chuyên gia cho biết việc Trung Quốc "giảm thiểu rủi ro" từ phương Tây làm trầm trọng thêm sự suy thoái công nghiệp của EU.

Ukraine nhận pháo 155 mm 'đồ cổ' 70 năm tuổi từ Hy Lạp / 'Công nghệ đánh chặn tên lửa Mỹ quá lạc hậu khi đứng trước Avangard'

Chú thích ảnh

Các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm “giảm thiểu rủi ro” cho nền kinh tế của nước này trước phương Tây thông qua đầu tư lớn vào công nghệ sản xuất và chiến lược đang làm trầm trọng thêm sự suy giảm công nghiệp của châu Âu, theo bình luận của mạng tin châu Âu Euractiv ngày 27/3.

Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đạt được sự độc lập chiến lược lớn hơn vớiphương Tây - điều này đã có từ lâu trước các kế hoạch "giảm thiểu rủi ro" của EU đối với Trung Quốc, như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã vạch ra vào tháng 3/2023 - diễn ra trong bối cảnh nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa từ châu Âu yếu đi.Chính điều này đã làm giảm giá toàn cầu và dẫn đến cáo buộc “bán phá giá” của các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu.

Alicia García-Herrero, thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở ởBrussels, nêu quan điểm: “Đó là một vấn đề kép: Việc Trung Quốc giảm thiểu rủi ro cộng với việc hạn chế tiêu dùng đang góp phần vào quá trình phi công nghiệp hóa của châu Âu”.

Bà Alicia nói thêm rằng nỗ lực của Bắc Kinhnhằm khẳng định quyền kiểm soát trong nước đối với chuỗi cung ứng chiến lược đã góp phần làm giảm xuất khẩu của EU sang Trung Quốc vào năm ngoái, đồng thời lưu ý rằng điều này “đặc biệt” tác động tiêu cực đến Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có mô hình kinh tế sản xuất tập trung vào xuất khẩu.

Theo chuyên gia Alicia, mức tiêu thụ yếu của Trung Quốc cũng có tác động làm giảm mạnh đối với giá cả toàn cầu, khiến hàng hóa sản xuất ở châu Âu ngày càng kém cạnh tranh. Bà nói: “Chúng tôi không thể bán hàng cho họ, trong khi họ đang xuất khẩu mọi thứ sang châu Âu".

 

Về phần mình, Philipp Lausberg, nhà phân tích tại Trung tâm Chính sách châu Âu (EPC), cảnh báo về tác động từ các chính sách “khuyến khích xuất khẩu, không khuyến khích nhập khẩu" (neo-mercantilist) của Trung Quốc đối với nền kinh tế châu Âu.

“Mọi thứ đều mang tính chiến lược đối với họ (Trung Quốc), họ muốn tự sản xuất. Họ muốn tự chủ nhưng vẫn tiếp tục sử dụng thị trường tự do để xuất khẩu và có nguồn thu từ xuất khẩu. Và tất nhiên, đó là một vấn đề đối với châu Âu", chuyên gia Lausberg nói.

Eurostat, cơ quan thống kê chính thức của EU, báo cáo rằng sản xuất công nghiệp của khối đã giảm 5,7% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuần trước, Liên đoàn Công đoàn Thương mại châu Âu (ETUC), đại diện cho 45 triệu công nhân châu Âu, thông báo “quá trình phi công nghiệp hóa ngày càng nhanh chóng” của châu Âu đã dẫn đến mất gần một triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong bốn năm qua.

Chú thích ảnh

Rủi ro của việc "giảm thiểu rủi ro"

Nhận xét của các nhà phân tích châu Âu phù hợp với một báo cáo từ Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, lưu ý rằng “hình thức quản lý rủi ro toàn diện của Bắc Kinh có trước chiến lược giảm thiểu rủi ro của EU khá lâu”.

 

Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc Jens Eskelund cảnh báo rằng tình trạng dư cung của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi từng bước trong quan hệ EU-Trung Quốc. Tuy nhiên, EU sẽ theo đuổi các chính sách nhằm đạt được sự đa dạng hóa hơn là tự lực cánh sinh như trường hợp của Trung Quốc.

“Cần phải có một cuộc thảo luận trung thực giữa EU và Trung Quốc bởi vì tôi không nghĩ châu Âu sẽ chỉ ngồi im và chứng kiến ​​quá trình phi công nghiệp hóa ngày càng tăng tốc của Bắc Kinh”, ông Eskelund nêu rõ.

Nhận xét này được đưa ra khi một số CEO (Giám đốc điều hành) cao cấp của phương Tây, bao gồm cả Tim Cook của Apple, gặp gỡ các quan chức Trung Quốc tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc diễn ra từ ngày 24 - 25/3 tại Bắc Kinh.

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã công khai khuyến khích Trung Quốc định hướng lại mô hình kinh tế của mình, kêu gọi Trung Quốc thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Bà nói: “Đặc điểm chính của tăng trưởng chất lượng cao sẽ cần phải phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa. Làm được điều đó cần phụ thuộc vào việc thúc đẩy sức chi tiêu của các cá nhân và gia đình”,

 

Tuy nhiên, chuyên gia Alicia bày tỏ sự hoài nghi về việc liệu cuối cùng Bắc Kinh có chú ý đến lời kêu gọi của bà Georgieva hay không, trong khi ông Lausberg lưu ý thêm rằng việc thúc đẩy nhu cầu nội địa của Trung Quốc sẽ không giải quyết được tình trạng dư thừa các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.

Châu Âu đã thúc đẩy sự độc lập chiến lược lớn hơn khỏi Trung Quốc sau khi đại dịch COVID-19 gây ra sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng, trong khi cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến khối này phải cắt giảm nhập khẩu năng lượng.

Chiến lược giảm thiểu rủi ro của EU cũng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và phương Tây, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan và việc Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với Nga.

Alicja Bachulska, thành viên chính sách của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, nhận định rằng không thể tách rời các nỗ lực giảm thiểu rủi ro tương ứng của Trung Quốc và EU khỏi bối cảnh quốc tế rộng lớn hơn. Bà nói: “Các quốc gia trên toàn thế giới [đang] trở nên hướng nội hơn và không muốn rủi ro trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng khó đoán định”.

Đầu năm nay, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cũng lưu ý rằng các quốc gia đang ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng về “an ninh” hơn là “hiệu quả” trong quan hệ kinh tế của họ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm