Quốc tế

Vị thế thống trị của đồng USD gặp thêm nhiều thách thức

Theo tạp chí Eurasia Review, thế giới từ lâu đã chấp nhận đồng USD là đồng tiền dự trữ quốc tế. Tuy nhiên thời gian gần đây, vị thế đồng tiền thống trị thế giới của đồng USD đang bị đe dọa.

Ngành công nghiệp vũ khí đang phát triển của Ukraine khiến Nga bối rối? / Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 18/9

Chú thích ảnh
Đồng USD. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong cuộc họp gần đây, các quốc gia thuộc Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã đồng ý xem xét việc giao dịch nội khối bằng đồng tiền riêng của họ. Động thái đó đã đặt ra thách thức ngay lập tức đối với vị thế được quốc tế chấp nhận của đồng USD và ảnh hưởng toàn cầu của nó.

Cùng với đó, các quốc gia và ngân hàng trung ương trên thế giới đang tích cực tìm kiếm các phương pháp thay thế để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, giữa bối cảnh nhiều đồng nội tệ suy yếu và các nước theo đuổi chính sách tiền tệ ít rủi ro.

Sự phụ thuộc vào một loại tiền tệ duy nhất gây ra rủi ro cho hệ thống tiền tệ của một quốc gia, làm tăng chi phí thương mại quốc tế lẫn thâm hụt tài chính. Những rủi ro này càng trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng địa chính trị liên quan đến các hành động chính sách đối ngoại của Mỹ, chẳng hạn như cuộc xung đột gần đây giữa Ukrainevà Nga, các lệnh trừng phạt đối với Iran, Nga, Trung Quốc và các nước khác, bên cạnh sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến và Afghanistan. Ngoài ra, các rào cản thương mại chống lại hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ, nỗ lực của Mỹ nhằm giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy của Trung Quốc cũng góp phần tăng thêm rủi ro này.

Sự sụp đổ gần đây của các ngân hàng Mỹ - gồm ngân hàng Silicon Valley (SVB), ngân hàng First Republic và ngân hàng Signature - cũng đã làm xói mòn niềm tin vào hệ thống tiền tệ Mỹ.

Lạm phát gia tăng cũng đang làm suy yếu niềm tin vào đồng USD. Những “gã khổng lồ” về dầu mỏ và hàng hóa như Nga và Saudi Arabiađã tham gia giao dịch năng lượng bằng cách sử dụng các loại tiền tệ không phải USD, trong khi Argentina và Brazil đang xem xét sử dụng một loại tiền tệ chung cho Nam Mỹ.

Do đó, các ngân hàng trung ương mong muốn đa dạng hóa thành phần dự trữ của mình, mở ra cơ hội cho đồng nhân dân tệ (NDT) và các loại tiền tệ mới khác. Thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc - nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới - đã thúc đẩy việc sử dụng đồng NDT của nước này như một loại tiền tệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia đã ký kết các hiệp định song phương, giải quyết vấn đề nợ và hoán đổi tiền tệ.

Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể lượng dự trữ bằng đồng NDT. Trung Quốc và Ngađã tiến hành giao dịch dầu mỏ và năng lượng bằng cách sử dụng đồng NDT và đồng ruble. Theo dữ liệu của IMF, dự trữ ngoại hối của thế giới bằng đồng NDT đã tăng từ 90 tỷ USD lên 228 tỷ USD từ năm 2016 đến năm 2023, thể hiện thị phần đáng kể.

Theo các thống kê, đồng yen Nhật đã duy trì một tỷ lệ dự trữ bền vững, trong khi đồng euro vẫn chưa tăng tốc để đảm bảo vị thế cạnh tranh dự kiến cùng với đồng USD. Ngoài ra, đồng bảng Anh cũng đang suy giảm về vị thế do kinh tế tăng trưởng chậm. Trong khi đó, đồng NDT chưa có khả năng chuyển đổi và vẫn được gắn với đồng USD.

Để đồng NDT độc lập, Trung Quốc phải xây dựng niềm tin của các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư toàn cầu trên toàn thế giới bằng cách mở cửa thị trường, củng cố hệ thống tài chính và tăng cường tính minh bạch và độc lập.

Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng rupee làm một đồng tiền quốc tế. Chủ đề này đã được thảo luận trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Sri LankaRanil Wickremesinghe tới Ấn Độ. Các nước đang phát triển như Ấn Độ sẽ được hưởng lợi từ việc giảm bớt khả năng chịu tổn thương từ chính sách tiền tệ của Mỹ, đồng thời cải thiện vị thế tài chính của họ thông qua đa dạng hóa kho dự trữ tiền tệ. Song Ấn Độ sẽ cần xác định khả năng rủi ro để tham gia vào quá trình phi USD hóa, vì điều đó có thể gây ra rủi ro đáng kể cho cán cân thương mại của các nước đang phát triển.

Có lẽ còn phải mất hàng thập kỷ nữa sự thống trị của đồng USD thực sự suy giảm. Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, duy trì chính sách tiền tệ mạnh mẽ và chiếm lĩnh gần 60% dự trữ ngoại hối của thế giới. Mỹ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trong thị trường tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, các thách thức đối với hệ thống tiền tệ quốc tế được định giá bằngđồng USD đã bắt đầu và phá vỡ hệ thống tiền tệ thống nhất, dẫn đến đồng tiền dự trữ ngoại hối quốc tế đa dạng hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm