Hỗ trợ doanh nghiệp

Singapore ra tay bình ổn thị trường lúa gạo

Singapore đang xem xét tính khả thi của kế hoạch thiết lập thị trường giao dịch kỳ hạn quốc tế đối với mặt hàng lúa gạo để bình ổn giá cả tại khu vực Đông Nam Á. Nếu thành công, Singapore sẽ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên thực hiện hình thức giao dịch này.

 Tại Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác, hình thức giao dịch kỳ hạn cũng được thực hiện nhưng chỉ với quy mô địa phương mà không phải trên toàn khu vực do thiếu sự tương quan về giá cả cũng như khối lượng giao dịch không nhiều.

 

Tuần trước, khối các nhà xuất khẩu nhà nước cũng như tư nhân Singapore đã họp tại trường Đại học công nghệ Nanyang để bàn bạc về đề xuất này.

 

Triển vọng cũng như tính khả thi của kế hoạch đang được xem xét và trường Đại học công nghệ Nanyang chịu trách nhiệm đảm bảo tính pháp lý cũng như thu hút sự quan tâm, lấy phòng chính sách nhà nước, Bộ công nghiệp và Thương mại, Doanh nghiệp Quốc tế Singapore- một chương trình thúc đẩy thương mại nước này phối hợp đề xuất và thực hiện.

 

Sáng kiến này thể hiện tầm quan trọng của mặt hàng lúa gạo đối với quốc gia cũng như toàn khu vực.

 

Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Bên canh đó, Indonesia và Philippines cũng là những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tất cả đều nằm trong khu vực Đông Nam Á.

 

Gạo là nguồn thực phẩm quan trọng nhất tại các quốc gia châu Á và tình hình giá cả trong những năm gần đây khiến cho các nhà lãnh đạo hết sức lo lắng. Điều cần thiết trong lúc này là làm thế nào để bình ổn giá lúa gạo.

 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, xây dựng một thị trường quốc tế về giao dịch kỳ hạn mặt hàng lúa gạo tại Singapore là một thử thách bởi giao dịch quốc tế mặt hàng này thường là ở quy mô nhỏ và chính phủ thường xuyên can thiệp vào tình hình giá cả. Thuế nhập khẩu cũng như mức độ nhập khẩu lại rất phong phú.

 

Ông Mohammad Ismet- chuyên gia kinh tế tại Jakarta cũng là cố vấn của Singpore cho biết, thường thì lúa gạo được tiêu thụ tại chính nơi sản xuất. Toàn bộ khối lượng giao dịch toàn cầu mặt hàng này là 30 triệu tấn/năm so với 95 triệu tấn ngô và 135 triệu tấn lúa mỳ. Cấu trúc thị trường thì rời rạc.

 

Hơn nữa, số lượng những nhà sản xuất cũng như các loại lúa gạo quá lớn sẽ gây khó khăn trong việc thiết lập một tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm giao dịch.

 

Sự can thiệp của nhà nước về vấn đề giá cả cũng như sự thiếu tính thanh khoản chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khối lượng giao dịch luôn ở mức thấp tại thị trường kỳ hạn Thái Lan.

 

Tuy nhiên, một số chuyên gia phân thích trong khu vực tin rằng đây là một kế hoạch khá khả thi. Các bước đi cần được tiến hành để khởi động thị trường. Và để thực hiện được, cần có một kế hoạch thật chu đáo và hành động một khéo léo bởi đây là một mặt hàng tương đối nhạy cảm.

 

Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thực hiện miễn là chúng ta tự tin để tham gia, một chuyên gia cấp cao tại sở giao dịch Singapore cho biết.

 

Nhà nước sẽ có những giải pháp để tăng cường tính thanh khoản như hỗ trợ tài chính cho những nhà làm thị trường. Tuy nhiên, thử thách phải đối mặt sẽ là làm thế nào duy trì sản lượng cũng như hoạt động  giao dịch kỳ hạn sau khi không còn sự hỗ trợ của nhà nước.


Theo VEF

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo