Chân dung

Sự thật trần trụi về Quý nhân bơm tiền cứu Bianfishco

Với số dư tiền mặt của Công ty NTB đến 31/3 chỉ là 616 triệu đồng, ông Trần Kim Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc vẫn hào phóng bơm 500 tỷ cứu Bianfishco... Vậy, điều này nên được hiểu thế nào?

Trong tờ trình đại hội cổ đông thường niên năm 2012 được Công ty cổ phần xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (NTB) công bố ngày 2/5, Công ty đã trình cổ đông việc bổ sung thêm lĩnh vực kinh doanh như trồng điều, trồng cà phê, cao su, trồng trọt.

 

Đặc biệt, Hội đồng quản trị đề nghị bổ sung thêm ngành nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản - lĩnh vực kinh doanh chính của Bianfishco.


Như vậy, rõ là NTB lộ tham vọng muốn lấn sân ngành nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản để nắm lấy cơ hồi từ chủ trương ưu đãi về vốn với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của Chính phủ.

 

Và như củng cố thêm mục đích này, tại buổi họp báo sáng 9/5, khi ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc Công ty thủy sản Bình An (Bianfishco) chính thức giới thiệu "Quý nhân", ông Trần Kim Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, đã phát biểu: "Chị Hiền nói đã ký hợp đồng với đối tác lớn chuyên bán sỉ là siêu thị Cosco ở Mỹ với số lượng 1.000 container cá tra phi lê, giá trị tương đương 100 triệu USD nhưng Bianfishco đang gặp khó khăn.

 

Là người từng làm trong ngành thủy sản nên nghe qua tôi thấy hợp đồng lớn như vậy và Bình An đã có thương hiệu rất tốt bên Mỹ mà không có hàng giao thì rất uổng. Vì vậy, sau khi họp Hội đồng quản trị tôi quyết định bơm vốn cho Bianfishco 500 tỷ đồng để khôi phục sản xuất, đảm bảo từ nay đến cuối năm 2012 đủ hàng giao cho đối tác”.



Theo tiết lộ của ông Trần Kim Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (NTB), số tiền 150 tỷ đồng (tức 30% vốn hỗ trợ Bianfishco) là từ nguồn vốn của NTB, tuy nhiên số dư tiền mặt của công ty đến 31/3 chỉ là 616 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ quý I/2012 chỉ lãi 500 triệu đồng, lượng tiền mặt của NTB cũng không dồi dào khi có khoảng hơn 615 triệu đồng tiền mặt. Tài sản ngắn hạn của công ty đến 31/3 đạt gần 1.300 tỷ đồng, nhưng trong đó hơn 1.130 tỷ đồng (chiếm hơn 85%) là hàng tồn kho. Số hàng tồn kho này chưa phải là thành phẩm mà mới chủ yếu là những sản phẩm đang sản xuất dở dang.



Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2011 cũng cho thấy, NTB lỗ gần 1,4 tỷ đồng, mà nguyên nhân lỗ chủ yếu do khoản chi phí kinh doanh bất động sản tăng tới 30% và khoản chi phí lãi vay lên tới hơn 113 tỷ đồng, gấp hơn 3,5 lần năm 2010.



NTB đã khất nợ cổ tức năm 2010 bằng tiền mặt đến 3 lần, và cuối cùng phải dự kiến trả bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10,5%. Cổ phiếu NTB bị cảnh báo trên thị trường vào ngày 24/2 vừa qua và công ty đã phải nộp phạt 70 triệu đồng do liên tục chậm nộp báo cáo tài chính năm 2011.

 

Từ tháng 5/2011, cổ phiếu NTB luôn giao dịch dưới mệnh giá, có lúc xuống dưới 4.000 đồng một đơn vị. Tuy nhiên, trong 11 phiên gần đây, cổ phiếu này không giảm giá với 8 phiên giao dịch tại mức trần, đóng cửa ngày 10/5 tại 7.800 đồng một đơn vị.



Hiện, với vốn chủ sở hữu 360 tỷ đồng, NTB còn nợ ngắn hạn ngân hàng BIDV (Sở giao dịch 2) 59 tỷ đồng và 106 tỷ đồng nợ SouthernBank (Chi nhánh 3-2). Nợ vay dài hạn của công ty là 602 tỷ đồng, trong đó nợ NamABank 87 tỷ đồng và Ngân hàng Agribank (Chi nhánh Nam Sài Gòn) 515 tỷ đồng.

Theo Đất Việt

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo