Thương hiệu

5 mẹo tiết kiệm chi phí khi lắp đặt thang máy gia đình

DNVN - Nếu biết cách lựa chọn tải trọng, công nghệ và dòng thang máy phù hợp, gia chủ có thể tiết kiệm một số tiền đáng kể khi lắp đặt thang máy gia đình. Cụ thể cách chọn như thế nào? Gia chủ hãy theo dõi 5 mẹo tiết kiệm chi phí được đề cập trong bài viết dưới đây!

Trứng cá tầm Nga: Món trứng cá tầm ngon nhất thế giới / Chisel Nail Art: Kết nối nghệ sĩ nail Việt và thế giới

Lựa chọn tải trọng và kích thước thang máy phù hợp

Nếu thang máy có tải trọng và kích thước lớn hơn nhu cầu sử dụng, gia chủ sẽ cần chi trả số tiền lớn để lắp đặt thang máy, cùng với đó, chi phí vận hành cũng cao hơn. Ngược lại, nếu thang máy có kích thước và tải trọng quá nhỏ so với nhu cầu sử dụng sẽ gây bất tiện, thậm chí khiến thang máy phải hoạt động quá tải dẫn đến giảm tuổi thọ thang.

Gia chủ nên chọn thang máy có mức tải trọng, kích cỡ sàn nâng phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.

Vì vậy, gia chủ nên chọn thang máy có tải trọng và kích thước đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế để tiết kiệm chi phí lắp đặt, tránh lãng phí điện năng và chi phí sửa chữa. Gia đình với số thành viên khác nhau sẽ được khuyên dùng thang máy có tải trọng, kích thước khác nhau, cụ thể:

Đối với gia đình có 2 - 4 thành viên: Gia chủ nên chọn thang máy mini có tải trọng 300kg - 400kg để phù hợp nhất. Bên cạnh đó, gia chủ nên chọn kích thước sàn cabin/sàn nâng từ khoảng 1 - 1,4m² để phù hợp với số lượng người đứng trong thang máy.

Đối với gia đình có 5 - 7 thành viên: Gia chủ nên ưu tiên chọn thang có tải trọng 400kg - 500kg và diện tích sàn cabin/sàn nâng nên từ 1,5 - 2m².

●Đối với gia đình 7 - 9 thành viên: Thang máy tải trọng trên 500kg và diện tích sàn cabin trên 2m² là sự lựa chọn hợp lý nhất.

Để chọn kích thước thang máy phù hợp mà vẫn tối ưu chi phí, bạn tính diện tích sàn nâng để biết thang máy có thể chứa tối đa bao nhiêu người. Một người đứng sẽ tốn khoảng 0,35m², diện tích sàn cabin 1m² sẽ cho 2 - 3 người đứng. Tốt nhất, gia chủ nên nhờ đội ngũ tư vấn khảo sát, đo đạc để chọn kích thước thang vừa vặn nhất với ngôi nhà.

Chú ý đến công nghệ vận hành thang máy

Hiện nay, trên thị trường có 3 công nghệ vận hành thang máy phổ biến là công nghệ trục vít, thuỷ lực và cáp kéo. Mỗi công nghệ thang máy sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Gia chủ cần dựa vào nhu cầu sử dụng và điều kiện lắp đặt để lựa chọn thang máy phù hợp với mình.

Thang máy trục vít (Screw-driven Elevator): Thang máy sử dụng một trục vít cố định thẳng đứng cùng hệ thống bánh răng, dây curoa tạo nên chuyển động nhịp nhàng của thang. Đây là công nghệ được đánh giá cao vì an toàn, tiết kiệm điện năng, tính thẩm mỹ cao và độ bền vượt trội.

Thang máy thủy lực (Hydraulic Elevator): Thang máy sử dụng hệ thống thuỷ lực để nâng - hạ cabin. Thang máy thuỷ lực phù hợp với công trình có diện tích hạn chế. Tuy nhiên, loại thang máy này cũng yêu cầu diện tích lắp đặt lớn do cần không gian để lắp một bể chứa dầu thủy lực để vận hành.

Thang máy cáp kéo (Traction Elevator): Thang máy sử dụng hệ thống máy kéo và cáp để di chuyển cabin thang máy. Thang máy cuốn cáp thường có chi phí lắp đặt và chi phí sửa chữa thấp hơn hẳn so với 2 dòng thang máy còn lại. Tuy nhiên, thang máy cáp kéo thường tốn nhiều diện tích, yêu cầu chiều cao tầng trên cùng lớn.

3 bộ phận quan trọng của thang máy trục vít: trục vít, bu lông và dây curoa.

Chú ý đến độ bền và chính sách bảo hành, bảo dưỡng của hãng

Giá thang máy gia đình cao nên gia chủ cần đặc biệt chú ý đến độ bền cũng như chính sách bảo hành, bảo dưỡng của hãng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn thang máy có thời gian bảo hành trên 3 năm, được hỗ trợ bảo dưỡng ít nhất 2-4 lần/năm trong ít nhất 3 năm để yên tâm nhất trong quá trình sử dụng.

Gia chủ cân nhắc dòng máy nhập khẩu đến từ châu Âu.

Lựa chọn tính năng phù hợp

Không chỉ là vật dụng hỗ trợ di chuyển, thang máy gia đình hiện nay còn được tích hợp nhiều tính năng hiện đại để nâng tầm trải nghiệm cho người dùng. Một số tính năng điển hình trên thang máy Kalea như nút dừng khẩn cấp, hệ thống liên lạc khẩn cấp, chuông báo cháy, hệ thống cảnh báo ngập nước, hệ thống cảnh báo an toàn SAFIS, đèn LED chiếu sáng, hệ thống phát nhạc, hệ thống bảo vệ cửa cơ - điện, công nghệ mành hồng ngoại, khóa an toàn trẻ em,...

Lưu ý: Gia chủ nên lựa chọn các tính năng thực sự cần thiết với nhu cầu sử dụng, không nên lựa chọn quá nhiều tiện ích vì sẽ khiến giá thành thang máy bị cao.

Lựa chọn dòng thang máy phù hợp với ngân sách

Nếu gia đình muốn sử dụng thang máy có chi phí ban đầu thấp thì thang máy liên doanh là lựa chọn lý tưởng. Dòng thang này có giá thành phải chăng, tuy nhiên, độ an toàn, độ bền và tính thẩm mỹ không cao bằng thang máy nhập khẩu.

Trường hợp gia đình có tài chính tốt, ưu tiên thiết bị cao cấp để nâng tầm trải nghiệm và nâng cao giá trị bất động sản, gia chủ nên ưu tiên dòng thang nhập khẩu. Thang nhập khẩu sẽ chiếm ưu thế hơn thang liên doanh nhờ khả năng vận hành êm ái, tiết kiệm điện năng, ít xảy ra lỗi hư hỏng nên tối ưu chi phí.

Bài viết đã gợi ý 5 mẹo tiết kiệm chi phí khi lắp đặt thang máy gia đình. Là một người mua sắm thông minh, khách hàng nên cân nhắc những yếu tố trên để có cơ hội sử dụng thang máy bền bỉ, an toàn với giá cả phải chăng.

Phương Hà
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo