Môi trường

Dự án mỏ sắt Thạch Khê: Để lại nhiều hệ lụy về môi trường, xã hội

DNVN - Những lợi ích về kinh tế từ khai thác mỏ sắt Thạch Khê (xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh) mang lại chưa được xác định rõ, nhưng hệ lụy về môi trường xã hội đối với người dân trong vùng dự án thì đã hiển hiện...

Sa thải công nhân trái luật, công ty The Fruit Republic Cần Thơ phải bồi thường hơn 2 tỷ đồng / Khai thác mỏ sắt Thạch Khê: Phải có đánh giá khoa học, khách quan và tổng thể

Cuộc sống người dân bị đảo lộn

Thạch Khê là xã nằm giữa trung tâm của vùng khai thác mỏ sắt. Kể từkhi dự án khởi động, địa phương này luôn phải đối mặt với khó khăn trăm bề, trong phát triển kinh tế và ổn định đời sống dân sinh. Khi dự án tạm dừng khai thác, các chính sách bồi thường cũng bị đình trệ, đẩy người dân rơi vào tình cảnh “sống thật, sản xuất chắp vá, ở tạm”. Không còn đất sản xuất nhưng nhiều người vẫn phải bám trụ nơi "chôn rau cắt rốn". Người dân nhận tiền bồi thường chưa kịp chuyển đổi nghề nghiệp buộc phải sử dụng chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Hàng trăm hộ dân đang trong tình cảnh thấp thỏm đi không được,cũng không xong.

Ông Phan Xuân Mậu - Chủ tịch UBND xã Thạch Khê cho biết: "Dự án mỏ sắt Thạch Khê khởi công được một thời gian thì tạm dừng. Trong quá trình khai thác, dự án đã để lại những hậu quả nghiêm trọng như hiện tượng cây chết, ngập lụt mỗi khi mưa to, mùa khô lại xuất hiện bão cát. Tư tưởng người dân đang bất an khi họ chưa biết bao giờ dự án mỏ hoạt động trở lại. Nhiều nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tìm hiểu muốn đầu tư xây dựng một nhà máy công suất lớn, đáp ứng nhu cầu việc làm cho 5.000 lao động trong vùng nhưng cũng không thể vì đất trong quy hoạch dự án. Các hộ dân có đất trong diện phải di dời luôn lo lắng chờ đợi. Khiến cho sản xuất bị đình trệ, cuộc sống vô cùng khó khăn, nhiều gia đình có tới 4-5 thế hệ sống chen chúc nhau trong một căn nhà ở chật hẹp. Họ luôn xin tách hộ nhưng không được bởi đất đai đã thuộc diện quy hoạch".

...

Phần đất bên trong dự án là những ao nước

Gia đình ông Phan Văn Chưởng ở thôn Tân Phúc hiện có gần 10 nhân khẩu, thuộc 3 thế hệ sống chung trong một căn nhà chật hẹp. Còn gia đình bà Nguyễn Thị Chẩn, Phạm Văn Hương cùng nhiều gia đình khác trong thôn cũng có nhiều thế hệ sống chung trong nhà, con đông, cháu nhiều. Cùng ở trong ngôi nhà chật hẹp nên họ đang gặp rt nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do không có việc làm ổn định, những lao động trụ cột của gia đình buộc phải tha hương cầu thực vào Nam, ra Bắc tìm kiếm việc làm để có cái ăn, cái mặc gửi về cho gia đình. Hiện trong làng chỉ có người già, trẻ nhỏ, nếu lỡ có ốm đau, bệnh tật họ cũng không biết dựa vào ai.

Từ ngày triển khai dự án, cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn. Bà con đã nhiều lần gặp chính quyền phản ánh, nhưng chưa được giải quyết. Giờ chúng tôi chỉ mong muốn cấp trên cho dừng khai thác mỏ sắt để cuộc sống người bình được bình yên trở lại. Còn nếu khai thác tiếp thì cũng phải nói cho dân được rõ. Đừng để người dân sống bất ổn kéo dài như hơn chục năm nay. Ngay như các công trình văn hóa, y tế, trường học trong xã đã bị hư hỏng, xuống cấp từ lâu cũng không được tu sửa. Trụ sở làm việc của Đảng ủy, UBND xã trong khuôn viên chật hẹp, nhiều bộ phận phải gép chung để làm việc. Nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ để lại cho chính quyền và nhân dân địa phương nhiều hệ lụy”, ông Phan Văn Chưởng bày tỏ.

Dạo quanh khu vực mỏ theo sự chỉ dẫn của chính quyền địa phương, được biết xã Thạch Khê hiện có 230 hộ thuộc 3 thôn: Tân phúc, Thanh Lan, Đan Khê nằm kề sát khu mỏ. Cuộc sống người dân trong thôn luôn trong tình trạng bất ổn.

Vướng quy hoạch, việc cấp đất nhiều năm nay không thực hiện được

Thạch Hải là xã tiếp giáp với xã Thạch Khê. Theo lộ trình triển khai dự án mỏ sắt, đến năm 2017, toàn bộ dân cư trong xã Thạch Hải cũng sẽ phải di dời đến khu vực tái định cư. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa triển khai. Đứng trước tình hình đó, hàng trăm người dân xã Thạch Hải đã phải đi tìm kiếm việc làm ở những nơi khác để mưu sinh.

 

Sau đại dịch COVID-19, người dân háo hức trở lại sản xuất kinh doanh. Khu du lịch tại bãi tắm Thạch Hải nhờ thế sôi động hẳn lên. Thế nhưng khi hay tin mỏ sắt Thạch Khê có khả năng sẽ khởi động lại, ai nấy đều bất an. Anh Trần Đăng Nguyệt và Chị HoàngThị Liễu, chủ nhà hàng Nguyệt Liễu cho biết: "Sau dịch COVID-19, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ du khách đến thưởng ngoạn bãi biển Thạch Hải và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Khi nghe tin khởi động lại mỏ sắt, chúng tôi rất lo lắng. Bao năm nay người dân nơi đây đi cũng dở mà ở cũng không xong. 3-4 thế hệ cùng phải ở trong 1 ngôi nhà rất bất tiện.Chúng tôi mong các cơ quan chức năng tạo điều kiện để người dân an cư lạc nghiệp. Trong đó, ưu tiên phát triển ngành du lịch biển với nhiều lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho cả vùng quê nơi đây nói riêng, cả tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Chúng tôi luôn tự hào về vùng biển của quê hương".

...

Biển Thạch Hải kín người khi vào mùa hè

Do nằm trong vùng của dự án “treo” nên cuộc sống của người dân địa phương rất khó khăn. Nhiều hộ dân sống trong xã có ruộng đất sản xuất nằm gần khu mỏ đã bị thu hồi nên mất việc làm.

Giống như xã Thạch Khê, cơ sở hạ tầng và nhà dân xã Thạch Hải không được xây dựng, sửa chữa nên ngày càng xuống cấp. Trung bình mỗi năm xã có từ 60 - 75 hộ gia đình trẻ có nhu cầu xin cấp đất giãn dân nhưng không được. Bên cạnh đó, người dân còn phải chịu cảnh nước ngầm bị nhiễm phèn. Hiện tượng này xuất hiện từ khi mỏ sắt đi vào hoạt động khai thác. Ông Bùi Đình Lâm- Chủ tịch UBND xã Thạch Hải cho biết: “Chúng tôi mong muốn nhân dân trong xã được ổn định cuộc sống sản xuất. Trong đó, phát triển nghề đánh bắt hải sản và phát triển du lịch. Hơn mười năm qua, do tác động của việc khai thác mỏ sắt d dang đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, không biết cuộc sống của hơn ngàn hộ dân trong xã sẽ ra sao?”.

 

Tạixã Thạch Đỉnh, chúng tôi càng hiểu thêm nỗi cơ cực của người dân nơi đây. Nông nghiệp được gọi là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó trồng lúa là nguồn mang lại thu nhập chính nhưng cứ nhìn những cánh đồng bỏ hoang, thỉnh thoảng mới bắt gặp một vài thửa lúa sống lay lắt mới thực sự cảm thấu. Bà Hoàng Thị Thúy (ngoài 60 tuổi, ở thôn Trường Xuân) cho biết: “Không có nước cho sản xuất, nên hơn 5 sào ruộng của gia đình tôi có nguy cơ bị mất trắng. độ tuổi như chúng tôi bây giờ muốn đi xin việc làm khác cũng rất khó, nên phải bám ruộng đồng. Ngược lại, ruộng đồng không được đầu tư gì thì lấy đâu ra mùa màng. Đây cũng là tình cảnh của rất nhiều người dân nơi đây chứ không riêng gì bản thân tôi”.

Báo cáo của chính quyền xã Thạch Trị cho thấy, xã có 3 thôn với 100% hộ chịu ảnh hưởng do nằm trong quy hoạch mỏ sắt, số thôn còn lại nằm ở vành đai của mỏ. Do vướng quy hoạch, việc cấp đất nhiều năm nay không thực hiện được.Theo lộ trình phấn đấu, huyện Thạch Hà đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2017. Chính quyền các cấp đã đầu tư cho xã Thạch Trị nói riêng, 6 xã vùng mỏ sắt nói chung xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng tiêu chí chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, thực tế cũng đang gặp không ít khó khăn đối với các địa phương này khi triển khai, vì một số vấn đề liên quan đến quy hoạch mỏ chưa được tháo gỡ, nguồn thu ngân sách ít do không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi có nguồn đầu tư thì không được phép xây dựng, nay cần xây dựng lại không có nguồn đầu tư. Vì thấy vướng quy hoạch nên các doanh nghiệp đều từ chối. Đến nay Thạch Trị mới đạt được 6 tiêu chí nông thôn mới theo đánh giá của tỉnh và huyện.

Cần hài hoà lợi ích

Trong các hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, HĐND huyện tại các xã nằm trong vùng dự án mỏ sắt của huyện Thạch Hà đã khảo sát lấy ý kiến người dân và nhận được nhiều ý kiến đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

 

Nhiều người dân xã Thạch Lạc đã thẳng thắnnêu ý kiến: “Từ khi dự án mỏ sắt đưa vào khai thác chưa thấy mang lại lợi ích gì cho người dân, chỉ thấy những hậu quả nghiêm trọng mà người dân phải gánh chịu. Đó là tình trạng không có đất sản xuất, người dân mất việc làm, nước bị ô nhiễm sắt, bệnh tật diễn biến phức tạp, cuộc sống thêm khó khăn, thiếu thốn. Thời gian kéo dài đã hơn 10 năm là quá sức chịu đựng của người dân. Giờ chúng tôi chỉ mong có cuộc sống ổn định, không phải thấp thỏm lo âu”.

Người dân vùng mỏ sắt Thạch Khê mong muốn, dự án có tiếp tục làm hay không phải có kết luận sớm của cơ quan chức năng để ổn địnhcuộc sống.

Anh Bình - Trọng Thắng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo