Xã hội

Công khai, minh bạch kết quả giám sát và phản biện xã hội

DNVN - Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nhấn mạnh yêu cầu công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới.

Sớm ban hành Quy chế giám sát phản biện xã hội / Mẹo nhỏ để người dân chủ động phòng tránh nắng nóng

Chia sẻ tại buổi “Tập huấn về kỹ năng giám sát phản biện xã hội” sáng 19/12, bà Phạm Thị Hồng, Phó trưởng Ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhấn mạnh các nội dung cơ bản quy định của Đảng và Nhà nước về giám sát và phản biện xã hội.

Theo đó Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cho biết, thời gian qua, thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác giám sát, phản biện xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về giám sát, phản biện xã hội được nâng lên; cơ sở chính trị, pháp lý của công tác giảm sát, phản biện xã hội được củng cố, hoàn thiện.

Bà Phạm Thị Hồng, Phó trưởng Ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ quy định của Đảng và Nhà nước về giám sát và phản biện xã hội. (Ảnh: Hoài Anh).

Nội dung, phương thức thực hiện phản biện xã hội ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, bức xúc; góp phần tăng cường quyền làm chủ, sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng, phát triển đất nước, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng,

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phát huy mạnh mẽ vai trò, sự tham gia của các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân.

“Việc quán triệt, phổ biến, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giám sát, phản biện xã hội chưa được coi trọng đúng mức. Việc xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội có lúc, có nơi chưa chủ động, kịp thời, thiếu trọng tâm, trọng điểm, còn hình thức”, Chỉ thị số 18-CT/TW nêu rõ.

Những hạn chế, bất cập nêu trên chủ yếu là do nhận thức về công tác giám sát, phản biện xã hội của một số cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội chưa đầy đủ; chưa quan tâm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội.

Còn thiếu quy định cụ thể về quy trình, trách nhiệm trả lời, giải quyết kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội.

Đồng thời, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chậm đổi mới nội dung. phương thức giám sát, phản biện xã hội; chưa thể hiện rõ bản lĩnh, trách nhiệm đối với những ý kiến, kiến nghị của mình.

Sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả; nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội còn hạn chế...

Để tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển truyền, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về phát huy dân chủ ở cơ sở, công tác giám sát, phản biện xã hội.

Kịp thời thông tin về hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án có tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân...

Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hoá kịp thời, đầy đủ quyền và trách nhiệm tham gia giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội theo hướng: Chủ động, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng; có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, trọng yếu, ưu tiên những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.

“Tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và nhân dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội theo quy định”, Chỉ thị số 18-CT/TW nêu.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm