Y tế

Miền Tây đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine hướng đến miễn dịch cộng đồng

DNVN - Trước diễn biến phức tạp của dịch, F0 tăng cao, nhiều địa phương phải nâng cấp độ dịch bệnh lên cấp độ 3, 4. Chính quyền các tỉnh, thành miền Tây yêu cầu người dân phải thực hiện nghiêm 5K. Đồng thời, ngành chức năng các tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine.

Một số địa phương, các tỉnh miền Tây thay đổi lệnh giãn cách sau ngày 16/9 / Long An đề nghị các tỉnh miền Tây phối hợp đón công dân có nhu cầu trở về quê

Nhằm đảm bảo mục tiêu “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong thời điểm hiện nay. Các tỉnh, thành tại miền Tây đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine tạo miễn dịch cộng đồng, Tuy nhiên, tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 dù rất cố gắng nhưng chỉ mới cơ bản phủ mũi 1 từ 70 đến hơn 90%, số lượng mũi 2 còn rất thấp vì nguồn vaccine được phân bổ cũng không nhiều.

Hiện, nhiều địa phương đã kiến nghị Bộ Y tế tiếp tục phân bổ vaccine để trả mũi 2 đúng thời hạn, tăng độ bao phủ hướng đến miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Hiện, nhiều địa phương đã kiến nghị Bộ Y tế tiếp tục phân bổ vaccine để trả mũi 2 đúng thời hạn, tăng độ bao phủ hướng đến miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Nhiều địa phương đã kiến nghị Bộ Y tế tiếp tục phân bổ vaccine để trả mũi 2 đúng thời hạn, tăng độ bao phủ hướng đến miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

F0 tăng, cấp độ dịch “nhảy múa”

Từ ngày 18/10, TP Cần Thơ đã ban hành văn bản quy định tạm thời thích ứng linh hoạt, kiểm soát an toàn dịch bệnh theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và đánh giá dịch bệnh ở cấp độ 1 (bình thường mới). Qua đó, mọi hoạt động của đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh trên địa bàn dần hồi phục khi thành phố trung tâm vùng mở cửa trở lại.

Những ngày sau đó, TP Cần Thơ đón dòng người lao động từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… trở về quê. Tình trạng này đẩy công tác phòng, chống dịch bệnh của địa phương vào thế bị động, các khu vực cách ly tập trung quá tải và số ca nhiễm trong các khu vực cách ly tập trung, cách ly tại nhà, trong cộng đồng liên tục tăng trở lại. Nếu như trước đây, TP Cần Thơ chỉ ghi nhận từ 20-30 ca nhiễm/ngày, thì con số này đã tăng lên gấp 10 lần.

Đến ngày 2/11, nhiều địa bàn chuyển từ “màu xanh” sang “màu vàng” (nguy cơ), TP Cần Thơ phải nâng cấp độ đánh giá dịch bệnh lên cấp độ 2.

Riêng ngày 10/11, ghi nhận 579 ca nhiễm COVID-19, con số cao chạm đỉnh từ trước đến nay của đợt dịch thứ 4 này. Ngay trong tối cùng ngày, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã ban hành văn bản quy định các biện pháp hành chính thích ứng tạm thời, linh hoạt và điều chỉnh đánh giá dịch bệnh lên cấp độ 3 phạm vi toàn thành phố từ 0h ngày 11/11.

Tính từ 8/7 đến nay, số ca mắc COVID-19 ở thành phố này là 12.902 ca, điều trị khỏi cho 7.902 người.

Còn tại An Giang, tổng số trường hợp mắc COVID-19 từ ngày 15/4 đến nay là 18.718 trường hợp, đã điều trị khỏi 11.280 ca, 212 ca tử vong. Cũng như Cần Thơ, tỉnh này có hơn 1.400 ca bệnh là người trở về từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… Theo ghi nhận, trước đó, mỗi ngày tỉnh này có dưới 100 ca, nhưng từ giữa tháng 10 đến nay số ca nhiễm tăng cao, hơn 100 ca.

Trước tình hình diễn phức tạp với số ca nhiễm liên tục tăng cao, ngày 7/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đã ký quyết định áp dụng tạm thời các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19, nâng từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 (nguy cơ cao) trên phạm vi toàn tỉnh.

Theo báo cáo nhanh ngày 15/11, Tiền Giang ghi nhận 500 F0, trong đó 71 ca cộng đồng, 414 trong khu cách ly và 15 ca khu phong tỏa. Hiện địa phương này ghi nhận 21.280 F0, điều trị khỏi 16.310 ca, tử vong 445 ca.

Đồng Tháp ghi nhận 383 ca mới, trong đó về từ vùng dịch 10 ca, 137 ca trong các cơ sở cách ly y tế, 2 ca trong cơ sở điều trị, 172 ca trong khu phong tỏa, 62 ca trong cộng đồng.

Sóc Trăng ghi nhận 376 ca mắc COVID-19, trong đó số ca nhiễm qua truy vết, sàng lọc trong cộng đồng là 146 ca. Tính từ ngày 27/4 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 9.895 ca mắc COVID-19; 6.717 người bình phục.

Còn tại Hậu Giang, 24 giờ qua ghi nhận 59 ca mắc COVID-19, trong đó, 35 trường hợp là F1 đã được cách ly tập trung và 11 ca cộng đồng và 13 trường hợp người về ngoại tỉnh.

Miền Tây “ngóng” vaccine

Theo bác sĩ Kiên Sóc Kha, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành y tế phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các điểm tiêm. Tổ chức tiêm vaccine phải liên tục, không để tồn đọng vaccine khi được phân bổ.

Từ ngày 17/4 đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ cho tỉnh Trà Vinh 906.266 liều vaccine phòng COVID-19 các loại gồm AstraZeneca, Pfizer, Vero Cell… Tính đến ngày 11/11 Trà Vinh đã triển khai tiêm mũi 1 đạt 71,5% và mũi 2 đạt 47,9% cho người đủ 18 tuổi trở lên.

Miền Tây đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine hướng đến miễn dịch cộng đồng.

Miền Tây đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine hướng đến miễn dịch cộng đồng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, dù đã có nhiều biện pháp nhưng số ca mắc vẫn tăng. Biện pháp hiệu quả nhất vẫn là đẩy mạnh tiêm vaccine phủ đầy 100% dân số mới kéo giảm được số ca mắc mới.

Đến nay, tổng số người tiêm mũi 1 toàn tỉnh đạt trên 95%, tương đương hơn 1,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên và phấn đấu đạt 100% mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên trong tháng 11 này. An Giang đang tranh thủ nguồn vaccine để tiêm mũi 2 cho người dân, hiện chỉ mới hơn 30%. Tỉnh cố gắng từ đây đến cuối năm tiêm mũi 2 đạt trên 87% dân số, ông Bình cho biết thêm.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Võ Chí Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến công tác tiêm chủng vaccine phòng dịch COVID-19, với nhiều giải pháp, nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine cho người dân, tiến tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng. Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 tỉnh đã nhận là 752.296 liều. Đến nay đã tiêm 711.618 liều (579.564 người, trong đó 132.054 người đã tiêm đủ 2 mũi, 447.510 người mới tiêm 1 mũi), đạt tỷ lệ 95,55% trên tổng dân số tỉnh Hậu Giang từ 12 tuổi trở lên (606.586 người). Riêng đối với trẻ em từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, đã tiêm được 70.076 liều/ 70.423 liều vaccine đã nhận, đạt 99,51%. Tính đến ngày 12/11, tỉnh Đồng Tháp đã tiêm mũi 1 đạt hơn 80% dân số tỉnh và mũi 2 đạt gần 55% dân số.

Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, đến nay thành phố đã nhận được 1.509.020 liều vaccine các loại. Tính đến 17h 11/11, đã triển khai tiêm phòng vaccine COVID-19 cho 1.246.542 người dân thành phố. Trong đó, có 905.655 người tiêm mũi 1, đạt tỉ lệ 95,5% số người từ 18 tuổi trở lên và 340.887 người được tiêm mũi 2, đạt 36% tổng số người từ 18 tuổi trở lên.

Theo ông Hiển, thành phố còn 360.000 liều vaccine Abdala Cần Thơ chưa nhận, nhưng cái thiếu nhất là vaccine Vero Cell với số lượng 500.000 liều để trả mũi 2 cho người dân trên địa bàn đã tiêm mũi 1 quá hạn theo quy định 3 tuần, nhưng nay đã hơn 4 tuần vẫn chưa có thuốc. Chỉ cần có số lượng này thì trong vòng một tuần sẽ nâng tỷ lệ phủ mũi 2 của người dân Cần Thơ lên 90%. Ngoài ra, Cần Thơ cũng chưa nhận được vaccine để tiêm cho 113.000 trẻ em từ 12 tới 17 tuổi trên địa bàn.

Đến nay, Đồng Tháp đã được Bộ Y tế phân bổ hơn 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Những ngày qua tỉnh đẩy nhanh tiến độ tiêm ngừa, có ngày công suất tiêm chủng đạt hơn 50.000 liều vaccine. Từ ngày 13/11, tỉnh Đồng Tháp tổ chức tiêm mũi 1 vaccine Pfizer cho 58.500 học sinh, học viên đang học từ lớp 10 - 12 tại các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên; giáo viên chưa tiêm; người 17 tuổi trên địa bàn tỉnh.

Tại Bạc Liêu, tính đến ngày trưa 12/11, toàn tỉnh đã có gần 550.000 người được tiêm vaccine mũi 1, đạt tỷ lệ gần 82% và hơn 321.000 người được tiêm mũi 2, đạt tỷ lệ trên 47%.

Còn theo ông Văn Công Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, tỷ lệ tiêm mũi 1 của tỉnh đã 97% và từ đây đến cuối năm đáp ứng mục tiêu mũi 2.

Thái Cường
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm