Hiệp hội doanh nghiệp

Tổ chức Pact hướng tới hợp tác và hỗ trợ DNNVV Việt Nam

(DNVN)-Chiều 30/11, tại trụ sở TƯ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa VN (VINASME), đại diện Tổ chức phi chính phủ quốc tế (Pact) đã có buổi làm việc, trao đổi với lãnh đạo VINASME, hướng tới sự hợp tác và hỗ trợ nhiều mặt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, VINASME đã gửi tới Pact thông tin tóm tắt về quy mô và vai trò hoạt động của mình. VINASME nhấn mạnh đến vai trò là tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp quốc gia, có số lượng hội viên lớn nhất tại Việt Nam, với 62.000 hội viên, 59 Hiệp hội DN/SMEs cấp tỉnh, thành phố là thành viên.

Đại diện Tổ chức Pact và lãnh đạo VINASME trong cuộc trao đổi chiều 30/11/2017. 

Đồng chí Tô Hoài Nam - Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME chia sẻ với đại diện tổ chức Pact những thông tin định hướng cơ bản: Chính phủ Việt Nam đã giao cho VINASME thực hiện 3 đề án, đó là chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; liên kết các doanh nghiệp lớn - nhỏ, các doanh nghiệp nước ngoài, cùng tập đoàn lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với nhau; và huy động các nguồn vốn trong dân để phát triển KT - XH. Trước mắt, Hiệp hội đang tập trung xây dựng đề án với mục tiêu dự kiến hỗ trợ hộ 300.000  hộ kinh doanh phát triển thành DNNVV. Trên thực tế, VINASME đã và đang triển khai nhiều công việc cụ thể, thiết thực, trong đó có việc nghiên cứu, khảo sát kỹ nhu cầu, và đã có nhiều dữ liệu về các vấn đề của DNNVV. Chẳng hạn, theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoạt động ổn định, hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Tuy  nhiên, các DN do nữ làm chủ lại hạn chế về khả năng tiếp cận công nghệ.

Đồng chí Tô Hoài Nam cho biết thêm, hiện VINASME đang trong giai đoạn xây dựng đề án, đồng thời bày tỏ nguyện vọng sau buổi làm việc này, Tổ chức Pact và VINASME sẽ đạt đươc sự hợp tác sâu rộng, hướng tới ký kết thực hiện các dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 

Bà Đặng Thị Thanh Bình - Quản lý Quốc gia - Tổ chức Pact tại Việt Nam cảm ơn lãnh đạo VINASME đã cung cấp thông tin đầy đủ và hữu ích về công việc và hoạt động của Hiệp hội. Bà Đặng Thị Thanh Bình cho biết, Tổ chức Pact rất quan tâm đến các đề án mà Hiệp hội đang xây dựng, đó là hỗ trợ 300.000 hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp. Pact muốn tìm hiểu những doanh nghiệp này cần chính phủ và Hiệp hội hỗ trợ những gì. 

Bà Đặng Thị Thanh Bình (ngoài cùng bên trái)  - Quản lý Quốc gia - Tổ chức Pact tại Việt Nam cảm ơn lãnh đạo VINASME đã cung cấp bức tranh đầy đủ và hữu ích về công việc và hoạt động của Hiệp hội.

Bà Đặng Thị Thanh Bình cho rằng, thông tin mà lãnh đạo Hiệp hội chia sẻ rất hữu ích với Pact và công việc của Hiệp hội rất phù hợp với đề tài về DNNVV mà nhà tài trợ đưa ra. Trong thời gian tới, sau khi tiếp tục trao đổi với nhà tài trợ và nắm được đề tài dự án cụ thể, Pact sẽ thông tin và chia sẻ với Hiệp hội. Sau đó, phía Pact sẽ tổng hợp và phân tích dữ liệu qua buổi gặp gỡ hôm nay để đưa ra hướng hợp tác tiếp theo với VINASME. 

Bà Bình bày tỏ hy vọng rằng, đến đầu năm 2018 có được cơ hội tiếp tục trao đổi để đào sâu hơn về nhu cầu của DNNVV cũng như nhu cầu của Hiệp hội và Pact. Theo đó, Pact sẽ khai thác tất cả các thế mạnh của Hiệp hội để tiến trình hợp tác diễn ra dễ dàng, mang lại kết quả thiết thực. 

 

Bà Kanika Mannan - Chuyên viên mảng phát triển dự án của Trụ sở Pact chia sẻ, Tổ chức Pact muốn thiết kế một chương trình mới để hỗ trợ DNNVV của Việt Nam. Mục đích chuyến công tác Việt Nam lần này là thăm các tổ chức tại Việt Nam, trong đó có VINASME, để tìm hiểu về nhu cầu, cách thức hoạt động của Hiệp hội. Đặc điểm chương trình thiết kế của Pact là không trùng lắp, và phối hợp với các cơ quan liên quan ở Việt Nam để điều chỉnh chương trình phù hợp với những gì đang diễn ra, và phù hợp với cộng đồng. 

Bà Kanika Mannan mong muốn được ký kết dự án với VINASME.

Bà Kanika Mannan cho biết thêm, Pact là một tổ chức phi chính phủ quốc tế khá lâu đời, có hoạt động tại trên 40 quốc gia trên thế giới. Bà Katherine Hallaran bày tỏ hy vọng rằng, với khả năng của mình, Pact có thể hỗ trợ được tất cả các tổ chức mà Pact tham gia dự án để mang lại lợi ích tốt nhất cho các doanh nghiệp. Trong thời gian tới Pact sẵn sàng chia sẻ mô hình về hỗ trợ tài chính và mô hình đầu tư - một trong những thế mạnh của Pact là tổ chức quốc tế, có kinh nghiệm hoạt động trên nhiều nước, sẽ đem mô hình hoạt động để chia sẻ cho các nước khác, trong đó có Việt Nam. 

Cùng quan quan điểm với bà Bình, bà Katherine Hallaran cho biết, Pact rất quan tâm đến các dự án ở Việt Nam. Bà thừa nhận rằng, chuyến công tác Việt Nam lần này và đặc biệt là cuộc gặp với lãnh đạo Hiệp hội hôm nay giúp bà mở mang nhiều điều. 

Bà Katherine Hallaran bày tỏ hi vọng được tham gia dự án để mang lại lợi ích tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bà Katherine Hallaran bày tỏ hi vọng được tham gia dự án để mang lại lợi ích tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam.Bà Katherine Hallaran bày tỏ hi vọng rằng, với khả năng của mình, Pact có thể hỗ trợ được tất cả các tổ chức mà Pact tham gia dự án để mang lại được lợi ích tốt nhất cho các doanh nghiệp. 

Bà Katherine Hallaran cho biết thêm, trong thời gian tới Pact sẵn sàng chia sẻ mô hình về hỗ trợ tài chính và mô hình đầu tư. Một trong những thế mạnh của Pact là tổ chức quốc tế, có kinh nghiệm hoạt động trên nhiều nước, sẽ đem mô hình hoạt động để chia sẻ cho các nước khác, trong đó có Việt Nam. 

 

Phát biểu kết thúc cuộc trao, đồng chí Tô Hoài Nam đề nghị phía Pact có thể chủ động đề xuất hợp tác để hai bên có thể bàn bạc với nhau trên cơ sở ý tưởng dự án của Pact, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Pact là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở chính tại Washington, Hoa Kỳ. Các văn phòng của Pact có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia. Pact hoạt động ở Việt Nam từ năm 2004 và tập trung vào các lĩnh vực y tế, sinh kế/phát triển cộng đồng và môi trường thông qua các hoạt động nâng cao năng lực cho tổ chức và triển khai dự án trực tiếp tại cộng đồng. 
Nên đọc
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo