Quốc tế

Tỷ phú Buffett: Bài học vô giá từ thỏa thuận với cụ bà 89 tuổi

Tỷ phú Warren Buffett - vị giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway - đã coi thỏa thuận làm ăn với cụ bà 89 tuổi là một trong những thỏa thuận tốt nhất trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Vậy đâu là lý do khiến nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett lại có quan điểm như vậy?

 

Đại hội cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway - cuộc "hành hương" trong thế giới tài chính - diễn ra mới đây tại Omaha không chỉ thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới, mà còn là cơ hội để các sinh viên đại học đến từ 40 đại học được trực tiếp gặp mặt tỷ phú Warren Buffett. Đại hội cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway luôn bắt đầu tại trung tâm thương mại Nebraska Furniture Mart (NFM), trung tâm mà tỷ phú Buffett đã mua lại từ bà Rose Blumkin (bà B) vào năm 1983. 

 

Tại cuộc gặp mặt cổ đông lần này, một trong những nội dung đáng chú ý là việc tỷ phú Buffett đề cập đến lý do ông coi thỏa thuận mua lại NFM của bà B là một trong những thỏa thuận tốt nhất trong sự nghiệp kinh doanh của ông.
 
Tỷ phú Warren Buffett và cụ bà Rose Blumkin (Ảnh BI)
 
Bà Blumkin đã di cư từ Nga sang Mỹ khi bà 20 tuổi và đã thành lập NFM vào năm 1937 với khoản vay trị giá 500 USD từ anh trai và tiền tiết kiệm của bà từ việc bán quần áo cũ với chồng bà - người đã mất vào năm 1950.
 
Hiện giờ, cửa hàng của bà trị giá vào khoảng 1 tỷ USD, không đáng kể gì so với số tài sản của Berkshire Hathaway nhưng có thể là vô giá theo một cách nhìn khác. Tỷ phú Buffett đưa các sinh viên đến cửa hàng của bà Blumkin với mục đích cho họ thấy những thành quả có được từ sự lao động vất vả và ý chí tuyệt vời của người đứng đầu doanh nghiệp.
 
Trong bức thư gửi cho các cổ đông của Berkshire Hathaway vào năm 2013, tỷ phú Buffett viết: "Những người quản lý doanh nghiệp có hoài bão cần phải làm việc chăm chỉ - điều đã làm nên thành công đáng kinh ngạc cho bà B".
 
Bà Blumkin sinh ra tại Jewish - một ngôi làng nghèo khó gần Minsk, nay là thủ đô của Belarus, vào năm 1893, và đã bắt đầu làm việc từ lúc 6 tuổi, trở thành quản lý nhà hàng
khi mới 16 tuổi.
 
Sau khi có chuyến thăm tới Omaha và mở NFM trong khi chồng bà điều hành cửa hàng quần áo secondhand, bà Blumkin đã bắt đầu đặt lịch làm việc 70 giờ trong tuần, cùng với việc phối  hợp với con trai và các cháu để gây dựng công ty.
 
Bà đã tạo được dấu ấn tốt với khách hàng bằng cách bán các sản phẩm với giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ. Khi cách tiếp cận này khiến cửa hàng của bà ngày càng được biết đến nhiều hơn, những đối thủ cạnh tranh lớn hơn của bà tại Omaha đã thuyết phục các hãng sản xuất đồ nội thất tẩy chay việc phân phối hàng cho bà. Phản ứng lại, bà đã mua hàng từ các nhà cung cấp khác trên khắp đất nước và tiếp tục bán với giá các mức giá rẻ theo ý bà.
 
Dần dần, bà đã lọt vào "tầm ngắm" của tỷ phú Buffett vào đầu những năm 1980, khi Nebraska Furniture Mart là nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất nước Mỹ.
 
Không lâu sau khi ký kết thỏa thuận với Buffett, bà đã tiết lộ với NBC News rằng: "Không phải khoe khoang, tôi là người điều hành tốt nhất tại đất nước này, trong khi bản thân tôi không được ăn học đến nơi đến chốn".
 
Ở độ tuổi 89, bà Blumkin đã nhất trí ký kết thỏa thuận với tỷ phú Buffet, bởi bà cho rằng, nếu bà bán công ty trước khi qua đời, sau đó con cái bà sẽ không tranh giành lẫn nhau.
 
Trong bức thư gửi các cổ đông của mình, tỷ phú Buffett nhớ lại lần gặp bà Blumkin vào đúng ngày sinh nhật ông, ngày 30/8/1983, với một đề nghị mua lại công ty chỉ dài hơn 1 trang giấy. Ông đã không kiểm tra sổ sách của bà, nhưng ông tin tưởng vào trực giác của mình.
 
"Bà B đã chấp nhận đề nghị của tôi mà ông không thay đổi một từ nào. Chúng tôi đã hoàn tất thỏa thuận mà không có sự tham gia của các chủ ngân hàng đầu tư hoặc các luật sư (một kinh nghiệm có thể được miêu tả là tuyệt vời)", bức thư gửi cổ đông của Buffett có đoạn viết.
 
Gia đình bà B đã tiếp tục quản lý công ty và bà tiếp tục dành nhiều thời gian tại cửa hàng bất chấp tuổi già. Trong khi phải dùng một chiếc xe tay điện, bà vẫn hồ hởi giới thiệu đồ nội thất cho khách hàng.
 
Bà Rose Blumkin điều hành công việc trên xe lăn
 
Theo New York Times, gia đình bà đã buộc phải để bà nghỉ hưu ở tuổi 95, nhưng chỉ mất khoảng 3 tháng trước khi bà thành lập một cửa hàng đối thủ với NFM, mang tên "Mrs. B's Clearance and Factory Outlet". Vào năm 1991, cửa hàng này đã trở thành đại lý bán thảm lớn thứ ba quốc gia.
 
Sau đó Buffett vẫn tiếp tục hợp tác với bà Blumkin. Ông đã nói đùa rằng, đáng lẽ ông nên bổ sung một điều khoản không cạnh tranh vào hợp đồng sau khi ông mua công ty của bà B.
 
Bà B qua đời ở tuổi 104, và gia sản của bà hiện vẫn là một phần rất lớn trong công ty của gia đình bà. Công ty của gia đình bà được mở tại 3 bang nước Mỹ, gồm Iowa, Kansas, và Texas.
 
Gần đây, tỷ phú Buffett đã so sánh bà B với người sáng lập Wal-Mart, Sam Walton, tại một sự kiện tổ chức tại Trường Kinh doanh Ivey. Theo ông, điểm chung giữa Sam Walton và bà B là họ đam mê kinh doanh chứ không phải là tiền bạc. Và đam mê này đã giúp họ chiến thắng. "Khi chúng tôi mua các công ty, chúng tôi tìm kiếm những người sẽ không mất đi đam mê kinh doanh ngay cả sau khi doanh nghiệp của họ đã được bán đi".
 
Buffett cho rằng, trên tất cả, hợp tác làm ăn với những ai thành công trong hoạt động kinh doanh thông qua việc tạo lập một công ty lớn hơn công ty đã bán lại cho đối thủ là điều thực sự đáng học hỏi. 
 
NM (Theo Bussiness Insider)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo