Xã hội

Ủy Ban Đoàn kết Việt-Ấn: Hành động của Trung Quốc đi ngược với luật pháp quốc tế

Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam cho biết thêm, tại Ấn Độ, người dân nói chung và ngay cả giới trí thức còn chưa biết rõ sự việc nghiêm trọng này. Nhưng không sớm thì muộn, sự việc trên cũng sẽ ảnh hưởng dến quốc gia của họ. Vì thế, vì lợi ích của khu vực Châu Á nói chung và của Ấn Độ nói tiêng, Ấn Độ sẽ tranh thủ hình thành công luận để chống lại thái độ bá chủ của chính quyền Trung Quốc.

Trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn của Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam lên án việc chiếm đóng thô bạo đang đe dọa đến hòa bình.

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam trong vùng biển Trung Quốc hạ đặt giàn khoan thuộc thềm lục địa của Việt Nam

Hôm nay (16/5), ông Geetesh Sharma, nhà văn, nhà báo, kiêm Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam đã bày tỏ sự lo lắng và quan ngại sâu sắc khi biết vào ngày 2/5/2014, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí vào hoạt động tại vị trí có tọa độ 15029’58” vĩ bắc, 111012’06” kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. 

Hơn 80 tàu Trung Quốc bao gồm, chiến hạm và không lực đã xuất hiện để bảo vệ giản khoan này. Những tàu trên luôn đe dọa và tấn công các tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây ra thiệt hại vật chất nặng nề và thương tích cho nhiều người.
 
Theo ông Geetesh Sharma, những hành động trên của Chính phủ Trung Quốc không chỉ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mà còn đi ngược với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển 1982. Hành động đó là đối ngịch với Tuyên bố về ứng xử cuả các bên ở Biển Đông năm 2002 được ký bởi các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Và những vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cap Việt Nam và Trung Quốc về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo gỉai quyết vấn đề trên biển.
 
“Cùng với việc mạnh mẽ lên án hành động của họ, chúng tôi kêu gọi Chính phủ Trung Quốc phải kiềm chế và đi đến đàm phán để tuân thủ luật pháp quốc tế và quyền ưu tiên. Hòa bình trong khu vực châu Á đang bị đe dọa và vì vậy tất cả các lực lượng yêu hòa bình nên đoàn kết cùng tiến lên và lên án rõ ràng hành vi xâm phạm đó.
 
Chính quyền và các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, với tình hình này nên tận dụng các nền tảng và diễn đàn sẵn có để kêu gọi cộng đồng toàn cầu và đảm bảo sự ổn định cho hòa bình trong khu vực cũng như công lý cho Việt Nam”, ông Geetesh Sharma khẳng định.
 
Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam cho biết thêm, tại Ấn Độ, người dân nói chung và ngay cả giới trí thức còn chưa biết rõ sự việc nghiêm trọng này. Nhưng không sớm thì muộn, sự việc trên cũng sẽ ảnh hưởng dến quốc gia của họ. Vì thế, vì lợi ích của khu vực Châu Á nói chung và của Ấn Độ nói tiêng, Ấn Độ sẽ tranh thủ hình thành công luận để chống lại thái độ bá chủ của chính quyền Trung Quốc.
Infonet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo