Văn hóa

"Những người đi cùng HIV"

DNVN - Nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ những người có HIV hãy tự tin, hy vọng bước tiếp hành trình của cuộc sống, CLB Mặt trời của bé phối hợp cùng PEPFAR (kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS) vừa ra mắt cuốn cẩm nang "Những người đi cùng HIV".

Những người đi cùng HIV" bao gồm 10 câu chuyện về 10 số phận khi không may bị nhiễm căn bệnh quái ác HIV. Họ đã bị phân biệt, đối xử kỳ thị một cách nặng nề nhưng họ đã vượt lên được chính số phận của mình để phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và tạo việc làm cho những người cùng cảnh ngộ.

Nhiều người trong số họ đã tìm được tình yêu và hạnh phúc không chỉ với những người cùng cảnh và cả với những người trái dấu (không có HIV). Mỗi câu chuyện, một số phận, nhưng tựu chung lại đều là những tấm gương “vượt lên chính mình” nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ những người có HIV hãy tự tin, hy vọng bước tiếp hành trình của cuộc sống…

Và mỗi câu chuyện, đều thấy bóng dáng của cơ quan quản lý nhà nước, những tổ chức quốc tế đã tài trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam suốt hơn 15 năm qua, đặc biệt là chương trình PEPFAR Hoa Kỳ và các tổ chức đối tác thực hiện chương trình của PEPFAR, các dự án khác, các cán bộ quản lý chương trình, nhân viên y tế và những người bạn từ chính cộng đồng. Họ chính là những người đã làm nên sự thay đổi, là tác giả thật sự viết lên những câu chuyện cuộc đời trong cuốn cẩm nang này.

“Những người đi cùng HIV “ bao gồm 10 câu chuyện về 10 số phận khi không may bị nhiễm căn bệnh quái ác HIV

“Những người đi cùng HIV" bao gồm 10 câu chuyện về 10 số phận khi không may bị nhiễm căn bệnh quái ác HIV

Chẳng hạn, câu chuyện của Linh được kể rất tự nhiên, gần gũi: “Tôi là Nguyễn Diệu Linh, 40 tuổi. Chồng cũ của tôi là lái xe đường dài Bắc, Trung Nam. Năm 2007, anh ấy bị lên hạch và bị sốt không tìm ra bệnh. Các bác sĩ cho xét nghiêm HIV. Sau đó, tôi cũng làm xét nghiệm và biết về tình trạng có HIV của mình. Lúc đó, tôi không biết HIV là cái gì, chỉ nghe nói là SIDA hay cái gì đó. Không hiểu tại sao thông tin về tình trạng của tôi bị lộ, thấy có mấy anh chị cán bộ trên phường xuống hỏi thăm sức khỏe và cho vay mấy triệu. Xóm nhà tôi là xóm nhảy tàu. Có người nói: “Tại chúng nó ăn ở thất đức nên mới bị, chắc con nó cũng bị”. Con của tôi năm nay đã 19 tuổi rồi, nó không sao hết. Đã có lúc tôi lên kế hoạch tự tử, mua thuốc chuột về nhà định uống, nhưng con của tôi tỉnh dậy nên tôi nghĩ phải tiếp tục sống cho con của mình. Từ khi biết có HIV, chồng cũ của tôi lao vào các cuộc cờ bạc, lô đề, bán hết mọi thứ trong nhà. Chúng tôi đã không tìm được tiếng nói chung nên đã chia tay. Tôi bắt đầu tự tìm hiểu thông tin về HIV trên mạng. Hai năm sau tôi mới bắt đầu điều trị ARV. Hiện giờ sức khỏe của tôi rất tốt; tải lượng virus trong lần kiểm tra gần đây nhất dưới ngưỡng phát hiện”.

Vẫn mạch chuyện như vậy, Linh kể tiếp: “Tôi đã gặp anh Phong, đại diện mạng lưới những người sống chung với HIV thuộc các tỉnh phía Nam (VNP+), và được anh ấy tư vấn và hỗ trợ tâm lý, chia sẻ thông tin về điều trị liên quan đến HIV. Tôi cũng tham gia cung cấp dịch vụ dựa vào cộng đồng và tư vấn chia sẻ cho một nhóm người có HIV thông qua các buổi offline. Ngoài ra tôi rất thích làm các công việc từ thiện thông qua các hoạt động quyên góp quần áo cũ và hỗ trợ bệnh nhân trong các bệnh viên. Chồng của tôi bây giờ, anh ấy làm công việc trông xe máy ở bệnh viện. Tôi đã gặp và quen anh ấy qua những lần vào bệnh viện làm từ thiện. Anh ấy kém tôi những 10 tuổi, không có HIV. Tôi nhớ lần đầu tiên anh ấy hỏi. “Đi đâu mà mang cả bọc quần áo?” Tôi nói đi làm từ thiện và rủ anh ấy tham gia. Mới ba lần đi uống cà phê với nhau, tôi đã nói thật với anh ấy là em có HIV. Anh ấy nói “Có sao đâu, anh thấy em vẫn bình thường. Họ hàng nhà anh cũng có người bà con cũng có người có HIV, anh thấy vẫn bình thường”. Anh ấy đã ly dị vợ muốn xây dựng tình cảm nghiêm túc với tôi, và chúng tôi đã cho nhau cơ hội. Mới đầu mẹ của anh ấy cũng phản đối kịch liệt. Mẹ anh ấy nói. “Cháu có HIV sao lại quen con trai bác?”. Sau này thấy chúng tôi sống với nhau tốt hơn, công việc tốt hơn và hạnh phúc hơn nên mẹ anh ấy cũng không có ý kiến gì. Có bác sĩ hỏi tôi. “Em là người có HIV đang làm công việc tư vấn, hỗ trợ những người có HIV, sao em lại lấy một người đàn ông không có HIV?”. Những lúc đó tôi suy nghĩ nhiều lắm, sợ lây cho anh ấy”.

Thực ra quyết định của Linh là đều có căn cứ. Linh đã biết đến nghiên cứu về bằng chứng không phát hiện = không lây nhiễm (K= K). Thỉnh thoảng tôi dẫn chồng anh ấy đến gặp các thành viên trong mạng lưới VNP+ để tìm hiểu thông tin liên quan đến HIV và cách dự phòng. 6 tháng Linh lại đưa chồng đi làm xét nghiệm HIV một lần, kết quả đều âm tính…

Không chỉ câu chuyện của Linh, cẩm nang còn ghi lại chuyện của Lý Thiên H sinh năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp khoa Quản trị Khách sạn Nhà hàng thuộc trường Đai học Du lịch. H là một người đồng tính, sống chung với HIV, đang điều hành quản lý một nhà hàng đẳng cấp năm sao vào hạng bậc nhất tại Tp. Hồ Chí Minh cùng với bạn trai của anh ấy âm tính với HIV.

H chia sẻ, năm 2015 sau khi chia tay với bạn trai cũ, vì thất tình nên chán rồi lên mạng làm quen với một người đàn ông hơn tôi khoảng 7 – 8 tuổi qua Zalo, Facebook. Chúng tôi đã hẹn hò với nhau và quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Hai năm sau, tôi bị bệnh nhưng không tìm ra nguyên nhân, cứ liên tục sốt cao và sút cân, còn chưa đến 50 kg. Bác sĩ chỉ định cho xét nghiệm HIV và đã phát hiện là tôi có HIV.

 

Các xét nghiệm khác cho thấy tế bào miễn dịch của tôi dưới 12 /cm3. Lúc đó thấy tôi bệnh quá, mẹ của tôi hàng đêm thường hay khóc một mình. Các chị gái của tôi nói “Đã bị bệnh này rồi thì ăn xa ra và ngủ xa ra không thì lây sang cho các cháu”. Nghe những câu nói này tôi tôi rất buồn và càng tủi than. Gia đình tôi người Hoa, chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa nho giáo, vì vậy cho rằng bị bệnh xã hội như vậy là sự sỉ nhục đối với gia đình và dòng họ.

Cũng như Linh, H đã may mắn được Ban Điều hành Mạng lưới những người sống chung với HIV của các tỉnh phía Nam (VNP+) hỗ trợ tôi về tâm lý, tinh thần cũng như tư vấn về lợi ích của tuân thủ điều trị. Sau 2 năm điều trị, sức khỏe của H tốt lên. Hiện H đã có bạn trai mới và bạn trai được xét nghiệm là âm tính với HIV ….

Không chỉ là câu chuyện về cuộc sống của những người đang sống chung với HIV hoặc chịu ảnh hưởng của HIV, "Những người đi cùng HIV" còn là lời tri ân tới những người đồng hành cùng họ trên suốt hành trình dài của cuộc sống. Và cuộc hành trình vẫn còn tiếp nối, họ vẫn bước tiếp, hành động và cống hiến những giá trị tốt đẹp, nhân văn cho xã hội nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS.

Hoài Nam
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo