Doanh nghiệp - Doanh nhân

10 nhà thiết kế thời trang thành công từ nghèo khó

Những thương hiệu nổi tiếng thế giới hiện nay như Chanel, LV, Hermes đều được sáng lập bởi những nhà thiết kế đầy tài hoa với con mắt thời trang tinh tế, tinh thần sáng tạo và lòng kiên trì theo đuổi ước mơ. Và đặc biệt hơn, họ đều là những người thành công từ hai bàn tay trắng.
  • <p style="text-align: justify;"><strong>10. Daymond John</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Daymond John sinh ra và lớn tại New York, Mỹ cùng 6 anh chị em khác, đều do một mình mẹ John nuôi dạy.</p>  <p style="text-align: justify;">Khoảng những năm 1990, John nhận ra rằng anh có thể khâu những chiếc mũ len với giá thấp hơn một nửa so với giá thị trường. Với sự giúp đỡ của một người hàng xóm, John đã khâu được 100 chiếc mũ mỗi ngày và kiếm được 800 USD tiền lãi.</p>  <p style="text-align: justify;">Khi công việc kinh doanh phát triển, John đã thế chấp ngôi nhà của mẹ ông để lấy 900.000 USD tiền vốn và bắt đầu phát triển thương hiệu FUBU.</p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1994, John tham gia hội chợ thương mại tại Las Vegas và kiếm được các đơn đặt hàng trị giá 300.000 USD.</p>  <p style="text-align: justify;">Tới cuối năm 2011, FUBU đã thu về hơn 6 tỷ USD doanh thu trên toàn cầu.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>9. Leonardo Del Vecchio</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Ý, Leonardo del Vecchio được mẹ gửi vào trại trẻ mồ côi năm 7 tuổi.</p>  <p style="text-align: justify;">Sau 7 năm ở cô nhi viện, ông quay trở về nhà và làm tất cả mọi việc để giúp đỡ gia đình.</p>  <p style="text-align: justify;">Sau 12 năm làm thuê cho một cơ sở chạm khắc, ông chuyển tới Agordo, quê hương của ngành công nghiệp kính mắt của Ý, và lập công ty riêng với thương hiệu Luxotica. </p>  <p style="text-align: justify;">Với tư duy của một nhà kinh doanh, Del Vecchio đã lần lượt mua lại các công ty kính mắt khác để tăng thị phần của Luxotica trên khắn thế giới.</p>  <p style="text-align: justify;">Tính tới tháng 3/2014, Del Vecchio có tài sản ròng trị giá 19,2 tỷ USD.</p>
  • <p style="text-align: justify;"> <strong>8. Kevin Plank</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Mặc dù gia cảnh không quá nghèo khó, nhưng Kevin Plank vẫn bỏ dở việc học giữa chừng vì kết quả học tập quá kém.</p>  <p style="text-align: justify;">Song, Plank lại chơi bóng đá rất giỏi và đá cho trường quân đội bán trú Fork Union Military Academy. Chính tại đây, ông đã lên ý tưởng thành lập thương hiệu Under Armour.</p>  <p style="text-align: justify;">Ông đã dùng số tiền 17.000 USD kiếm được khi còn ở Fork Union để mở các cửa hàng bán đồ thể thao và nghiên cứu loại vải lý tưởng cho những bộ đồ thể thao.</p>  <p style="text-align: justify;">Sau khi thử nghiệm 7 loại vải khác nhau, Plank đã cho ra đời những bộ đồ nhẹ, thoải mái và không dính vào người khi đổ mồ hôi. Bởi thế các vận động viên rất yêu thích Under Armour.</p>  <p style="text-align: justify;">Tài sản ròng của Plank tính tới cuối tháng 3/2014 là 2,5 tỷ USD. </p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>7. Ralph Lauren</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1964, Lauren làm việc cho một công ty bán cà vạt. Hai năm sau, Lauren đã thiết kế những chiếc cà vạt bản to, song những chiếc cà vạt thịnh hành thời đó là những mẫu bản nhỏ. Ý tưởng của ông đã không được công ty nơi ông làm việc chấp nhận. Sau đó, Lauren đã bỏ việc và thành lập công ty riêng của mình.</p>  <p style="text-align: justify;">Lúc đó, ông đã phải lấy những miếng rẻ rách để làm cà vạt và đi tới từng cửa hàng ở New York để bán sản phẩm. Thành công đã mỉm cười với Lauren khi tới cửa hàng Neiman Marcus đặt mua 1200 chiếc.</p>  <p style="text-align: justify;">Sau đó, với sự hỗ trợ tài chính của nhà sản xuất Norman Hilton, Lauren đã mở cửa hàng bán cà vạt với những thiết kế của chính ông với thương hiệu Polo.</p>  <p style="text-align: justify;">Tài sản ròng của Plank tính tới cuối tháng 3/2014 là 7,1 tỷ USD.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>6. McQueen</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Sinh tại London, Anh , tài năng thiết kế của McQueen được bộc lộ từ rất sớm khi ông tự tay thiết kế trang phục cho chị gái.</p>  <p style="text-align: justify;">Lúc mới 16 tuổi, McQueen bỏ học và làm việc cho nhà may Anderson & Sheppard, sau đó là Gieves & Hawkes. Từ đó, ông trở nên nổi tiếng trong ngành thời trang và may mặc.</p>  <p style="text-align: justify;">Khi tốt nghiệp trường ĐH Thiết kế và Nghệ thuật Central Saint Martins, toàn bộ sưu tập tốt nghiệp của ông đã được một nhà phong cách thời trang mua lại.</p>  <p style="text-align: justify;">Sự nghiệp thời trang của McQueen cũng phát triển từ đó. Những khách hàng của ông là những minh tinh nổi tiếng như Nicole Kidman, Rhianna, và Sarah Jessica Parker. </p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, trong lúc sự nghiệp đang thành công, McQueen đã treo cổ tự tử tại nhà riêng ở London năm 2010.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>5. Elie Tahari</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Tahari sinh năm 1952 tại Israel. Sau khi cha mẹ ông ly hôn, Tahari được gửi tới cô nhi viện. </p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1971, ông chuyển tới New York. Với chưa đầy 100 USD, ông phải ngủ tại những chiếc ghế trong công viên Central Park và phải kiếm sống bằng cách bán hàng trong một cửa hàng tạp hóa hay là sửa chữa điện cho các gia đình. </p>  <p style="text-align: justify;">Sau đó, ngay khi bước chân vào lĩnh vực thiết kế, những sản phẩm của ông nổi tiếng tới mức ông đã phải mở ngay một cửa hàng.</p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1974, Tahari đã một cửa hiệu tại Đại lộ Madison và nhanh chóng được ưa chuộng với những trang phục gợi cảm và nữ tính.</p>  <p style="text-align: justify;">Hiện nay công ty thời trang của Tahari có trị giá hơn 500 triệu USD.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>4. Gabrielle Bohneur Chanel</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Chanel là một nhà thiết kế thời trang người Pháp, chủ nhân của thương hiệu thời trang Chanel. Bà cũng là nhà thiết kế duy nhất có mặt trong danh sách 100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới thế kỷ 20 của tạp chí Time.</p>  <p style="text-align: justify;">Khi mới 12 tuổi, mẹ của Chanel qua đời. Bà và chị gái đã được cha gửi tới trại trẻ mồ cô Aubazine.</p>  <p style="text-align: justify;">Lúc 18 tuổi, Chanel rời cô nhi viện và trở thành một ca sỹ nghiệp dư và học thêm nghề may vá. Nhờ tài năng thiên bẩm về thời trang, Chanel đã mở cửa hàng thời trang riêng với thương hiệu theo tên bà.</p>  <p style="text-align: justify;">Mặc dù qua đời năm 1971, nhưng thương hiệu thời trang mà bà sáng lập đã trở thành một huyền thoại trong làng thiết kế.</p>  <p style="text-align: justify;">Tính tới cuối năm 2013, thương hiệu Chanel có trị giá khoảng 7 tỷ USD.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>3. Sue Wong</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Su Wong sinh ra tại một vùng quê tại Trung Quốc. Năm lên 7 tuổi, gia đình Wong vượt biên sang Mỹ và sống tại một căn hộ nhỏ ở Los Angeles với đầy rán và chuột. </p>  <p style="text-align: justify;">Mặc dù không được theo học ngành thời trang một cách chuyên nghiệp, nhưng những thiết kế của bà đầy tính sáng tạo và phong phú.</p>  <p style="text-align: justify;">Khi tham gia chương trình thời trang tại trường ĐH Kỹ thuật Los Angeles, bà đã nhận được học bổng từ công ty thời trang Arpeja.</p>  <p style="text-align: justify;">Sau chưa đầy 1 năm, bà trở thành nhà thiết kế hàng đầu tại Arpeja, và giúp doanh thu của công ty tăng từ 3 triệu USD lên 51 triệu USD chỉ trong vòng 3 năm.</p>  <p style="text-align: justify;">Những minh tinh nổi tiếng như Taylor Swift, Miley Cyrus, Anne Hathaway là những khách hàng quen thuộc của bà. </p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>2. Louis Vuitton</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Vuitton sinh năm 1821 tại Anchay, Pháp. Sau khi mẹ ông qua đời và cha đi thêm bước nữa, Vuitton đã bỏ nhà tới Paris năm 14 tuổi.</p>  <p style="text-align: justify;">Cậu bé Vuitton lúc đó đã phải mất hai năm đi bộ tới Paris và làm tất cả mọi việc để có thể sống và ở tất cả mọi nơi có thể.</p>  <p style="text-align: justify;">Công việc đầu tiên của Vuitton khi tới Paris là làm vali cá nhân. Năm 1858, ông thiết kế thành công chiếc rương có đáy bằng vải bạt và sản phầm này nhanh chóng thành công nhờ sự kín gió và gọn nhẹ.</p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1892, Louis Vuitton qua đời, quyền lãnh đạo công ty được chuyển cho con trai ông là Georges Vuitton.</p>  <p style="text-align: justify;">Tính tới tháng 11/2013, giá trị thương hiệu của Louis Vuitton lên tới 28,4 tỷ USD.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>1. Theirry Hermes</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Herms sinh năm 1801 tại Krefeld, Đức. Gia đình ông chuyển tới Pháp sinh sống năm 1821. </p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1837, ông thành lập công ty của riêng mình tại Paris. Những chiếc khăn lụa của Hermes đã giúp ông thành công khi trở thành một phụ kiện không thể thiếu của phụ nữ. Những chiếc khăn, cho cả nam giới và nữ giới, hiện vẫn là một trong những sản phẩm phổ biến nhất của thương hiệu Hermes. </p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1951, Hermes qua đời, con trai ông là Charles-Émile Hermès đã tiếp quản công việc kinh doanh của cha. </p>  <p style="text-align: justify;">Tính tới cuối năm 2013, giá trị thương hiệu của Hermes là 6,18 tỷ USD.</p>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo