Doanh nghiệp - Doanh nhân

Thúc đẩy liên kết chế biến nông sản, thực phẩm giữa các doanh nghiệp

Phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Top 10 doanh nghiệp công nghệ số đạt doanh thu trên 164.000 tỷ đồng / Chinh phục người dùng bằng quy trình nông trại cà phê sạch

Chú thích ảnh
Diễn đàn “Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng trung du và miền núi Bắc Bộ” tổ chức chiều 27/9.

Chia sẻ tại Diễn đàn “Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng trung du và miền núi Bắc Bộ”, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 27/9, TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho biết, bắt đầu từ 1/10, EU sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon, đây là chính sách đặc thù, mặc dù giai đoạn đầu chỉ áp dụng với nhóm hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất là xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, Hydrogen và Điện. Tuy nhiên, đến năm 2025, nhóm hàng hóa này sẽ được mở rộng hơn nữa.

Do vậy, với các doanh nghiệp, để phát triển sản phẩm, mở rộng các hàng hóa xuất khẩu, cần đảm bảo về các cam kết quốc tế về môi trường, đòi hỏi chúng ta cần đảm bảo được quy trình từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Mà hiện nay rất khó một doanh nghiệp có thể đảm bảo sản xuất được như vậy.

Tuy nhiên, lợi thế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ là các sản phẩm nông nghiệp, nông sản, trong đó phát thải cacbon hoàn toàn có thể cung cấp ngược lại, trung hòa với phát thải Hydro. Do đó, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau để trung hòa các cam kết môi trường, nâng cao giá trị.

TS. Nguyễn Văn Hội cũng nhấn mạnh, cần phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi, khu vực nông nghiệp, nông thôn.Việc hình thành và phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ là một xu hướng khách quan, tạo môi trường thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh để cùng phát triển.

Hiện nay, tại vùng trung du miền núi Bắc Bộ, cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản đã manh nha phát triển. Trong giai đoạn tới, phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều thuận lợi.

 

Để thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, ổn định và bền vững, TS. Nguyễn Văn Hội đề xuất, phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn.

Đặc biệt, ưu tiên phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ tại các khu vực đã có tích tụ công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm hoặc có lợi thế nổi bật về vùng nguyên liệu, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, lao động, khoa học công nghệ, có khả năng trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành chế biến nông sản, thực phẩm của vùng.

Bên cạnh đó, ưu tiên phát triển chế biến thực phẩm tại khu vực các tỉnh Sơn La, Phú Thọ; chế biến nông sản tại khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ. Từ đó hình thành động lực tăng trưởng, tác động lan tỏa, mở rộng phạm vi phát triển cụm liên kết doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vùng trung du miền núi Bắc Bộ ra các khu vực xung quanh mà không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

 

Cùng với đó, trong công nghiệp chế biến thực phẩm, gắn kết chặt chẽ từ khâu giống, nuôi trồng, khai thác, bảo quản sau thu hoạch đến sản xuất, chế biến, thương mại. Khuyến khích các cơ sở sản xuất thực phẩm tham gia các chương trình sản xuất sạch hơn; sản phẩm an toàn, sạch, xanh và hữu cơ; hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế theo VietGap, GlobalGap, hữu cơ...

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm