Bàn giải pháp phát triển ngành tôm bền vững
Sáu tỉnh trọng điểm của ĐBSCL và các tác nhân chính trong chuỗi nuôi tôm như nông dân, DN giống, DN chế biến thức ăn... đã có dịp cùng ngồi lại để nhận diện rõ đâu là nguyên nhân khiến giá tôm thẻ giảm thời gian qua và đâu là những giải pháp tổ chức sản xuất bền vững trong thời gian tới.
Theo Tổng cục Thủy sản và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), việc tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng lên gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái không phải là nguyên nhân chính khiến giá giảm. Là mặt hàng xuất khẩu nên tôm Việt Nam sẽ chịu tác động lớn từ thị trường thế giới.
Với việc các nước như Thái Lan, Ấn độ, Ecuador được mùa, nguồn cung thế giới đã tăng 15%, trong khi nhu cầu chỉ tăng 5%, khiến giá tôm nguyên liệu ở mức thấp, giá tôm nước ta theo đó giảm mạnh. Tuy nhiên, hiện các nước đã qua thời điểm thu hoạch rộ và hạn chế nuôi tiếp do thua lỗ, dẫn đến nguồn cung sẽ giảm, thì dự báo giá tôm sẽ tăng trở lại trong khoảng tháng 8, tháng 9 tới và Việt Nam cần tận dụng cơ hội này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững