Bất động sản

Thị phần kho vận tại Việt Nam tiếp tục tăng cao bất chấp dịch Covid-19

Thị phần kho vận tại Việt Nam tiếp tục tăng cao kỷ lục bất chấp dịch Covid-19, trong đó miền Nam đạt 3 triệu m2 sàn và miền Bắc đạt 880.000 m2 sàn.

Nhà đầu tư bất động sản 'bế tắc' khi không ra được hàng trước Tết / Từ năm 2021, thêm 5 trường hợp được cấp sổ đỏ theo Luật mới

Thị phần kho vận tại Việt Nam được mở rộng trong năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 (Ảnh: Int).

Thị phần kho vận tại Việt Nam được mở rộng trong năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 (Ảnh: Int).

Báo cáo từ JLL cho hay, tính đến tháng 12/2020, tổng nguồn cung nhà kho tại Long An, TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã vượt ngưỡng trên 3 triệu m2 sàn, trong đó Bình Dương dẫn đầu với gần 1,4 triệu m2 kho vận cung cấp cho thị trường bất động sản hậu cần. TP. HCM và Đồng Nai lần lượt đưa ra thị trường 600 - 800 nghìn m2 nhà kho. Long An có nguồn cung kho vận ít nhất trong top 4 tỉnh phía Nam nhưng cũng đã sớm xuất hiện hàng trăm nghìn m2 nhà kho phục vụ thị trường tập kết và trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây.

Trong khi đó, các tỉnh phía Bắc với tổng nguồn cung đạt 880 nghìn m2 kho vận tại Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Phòng, cho thấy tăng trưởng khiêm tốn hơn thủ phủ công nghiệp phía Nam.

Theo JLL, nguyên nhân của làn sóng bùng nổ loại hình bất động sản kho vận là do nhân khẩu học của Việt Nam có đặc thù dân số trẻ, đô thị hóa cao và đặc biệt là sự bứt phá của thương mại điện tử cũng là một động lực lớn cho nhu cầu bất động sản hậu cần.

Thương mại điện tử hiện chiếm khoảng 20% tổng doanh số bán lẻ tại châu Á - Thái Bình Dương so với 14% trên toàn cầu. Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Doanh thu từ mảng thương mại điện tử ước tính đạt 4,07 tỷ USD năm 2015, tăng lên 6,2 tỷ USD năm 2017. Đến năm 2020, thị trường dự kiến đạt khoảng 13 tỷ USD, gấp đôi mức năm 2017.

 

Với các yêu cầu cải thiện và rút ngắn tốc độ giao hàng nhằm phục vụ người tiêu dùng nhanh nhất, các nhà bán lẻ trực tuyến lớn hướng tới cung cấp các tùy chọn giao hàng trong ngày. Từ đó kéo theo làn sóng mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng. Để đi trước xu hướng, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cần phải đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Các chiến lược giao hàng chặng cuối (last-mile) thành công sẽ cần các giải pháp sáng tạo, quy trình hiện đại, chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ mới nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm