Thị trường

Bộ trưởng NN&PTNT trả lời chất vấn về "khủng hoảng" thịt lợn

(DNVN) - Đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 13/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến tiêu thụ nông sản, đặc biệt là cuộc khủng hoảng thịt lợn vừa qua.

Đầu giờ sáng đã có 68 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. Đưa ra câu hỏi chất vấn, đại biểu Nguyễn Sơn (đoàn Hà Tĩnh) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về căn cứ đưa ra quy hoạch ngành chăn nuôi với 32 triệu con lợn vào năm 2015, trong khi đến năm 2016 thị trường mới có 27 triệu con lợn nhưng đã xảy ra khủng hoảng, người chăn nuôi gặp khó khăn.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Lan (Bắc Ninh) nhìn nhận trước tình hình ngành chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi gặp khó khi cung vượt cầu, người sản xuất đã lỗ đến 50% chi phí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển đã có các giải pháp để giải quyết vấn đề này trong ngắn hạn. Vậy đâu ra giải pháp căn cơ để giải quyết triệt để vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.

Trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, khủng hoảng thừa thịt lợn trong giai đoạn vừa qua có nguyên nhân chính là do sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh. Và hiện nay, không riêng thịt lợn tăng rất mạnh mà nhiều nông sản khác cũng tăng hàng chục lần trong vào năm qua. Riêng thịt lợn đã tăng 3,6 lần, sữa tăng 15 lần, cá từ 1,8 lên 3,4 triệu tấn, cùng với đó là 10 tỷ quả trứng...

Theo Bộ trưởng Cường, lợn nái cách đây 10 năm có hơn 2 triệu con, giờ lên 4,2 triệu con. Nuôi lợn dù đã tái cơ cấu nhưng con số mới giảm được từ 7 triệu hộ xuống còn 3 triệu hộ. Bên cạnh đó, theo ông Cường, riêng về thịt lợn thì rổ thực phẩm Việt Nam cơ cấu đã thay đổi. Trước đây bữa cỗ có 70% là thịt lợn thì nay có nhiều thực phẩm thay thế. Theo ông, trong thời gian tới cần cơ cấu lại, thu hẹp 3 triệu hộ chăn nuôi để dễ dàng kiểm soát hơn về nguồn cung.

Nguyên nhân thứ 2 khủng hoảng thịt lợn theo Bộ trưởng Cường là sự liên kết trong ngành nông nghiệp còn kém, chế biến đang bị tách lìa với sản xuất. Hiện nay chỉ có vài doanh nghiệp chế biến nhưng chế biến sâu từ nuôi đến chế biến thành phẩm. Trong khi đa số là nuôi rồi thịt và bán ở phản thịt ngoài chợ.

Thứ ba, khâu tổ chức thị trường là khâu yếu nhất. Hiện nay thịt lợn của Việt Nam mới xuất khẩu được 3 nước, lợn sữa mỗi năm khoảng 20.000 tấn, còn lại chủ yếu là tiểu ngạch qua Trung Quốc. Các thị trường khác chưa khai thác được.

Theo Bộ trưởng, trong 3 khâu của ngành chăn nuôi lợn thì mới làm được khâu đầu, còn 2 khâu sau rất yếu. Trong đó có trách nhiệm của ngành nông nghiệp. Nên tháng 4 vừa qua giới hạn cuối cùng là khủng hoảng thừa.

 

Trả lời câu hỏi của đại biểu về tạm nhập tái xuất thịt lợn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, "phát triển thị trường là nội dung mệnh lệnh, không có thị trường không có sản xuất". Theo ông, thị trường phải sản xuất ngay trong nội địa, bảo vệ thị trường nội địa, tuy nhiên cần đánh giá, rà soát lại để tận dụng được cơ hội phát triển, hợp tác với các nước để xuất khẩu mặt hàng nông sản.

Nên đọc
VĂN HUY
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo