Thị trường

Bức tranh ngân hàng: Góc nhìn từ sau vụ án bầu Kiên

Kết thúc phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và đồng phạm, TAND TP Hà Nội kiến nghị Ngân hàng (ngân hàng) Nhà nước rà soát các văn bản pháp luật, văn bản về nghiệp vụ, đồng thời có hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, tạo cơ chế quản lý thống nhất trong hoạt động ngân hàng. Điều này cho thấy việc quản lý hoạt động ngân hàng còn nhiều vấn đề chưa ổn.

Kẽ hở trái phiếu doanh nghiệp

Nhìn lại giai đoạn 2007-2010, nhiều người còn giật mình bởi thị trường có hàng loạt ngân hàng được cấp phép thành lập, tăng số lượng ngân hàng thương mại cổ phần lên tới 37 đơn vị. Để tồn tại, các ngân hàng này buộc phải tăng thêm vốn điều lệ, môi trường cạnh tranh mới, ồ ạt cho vay để sớm chiếm lĩnh thị phần khiến tín dụng tăng trưởng nóng. Bình quân mỗi năm, dư nợ cho vay toàn hệ thống ngân hàng tăng khoảng 30%. Lý giải điều này, các chuyên gia kinh tế cho rằng không ít vốn của ngân hàng rơi vào tay một số doanh nghiệp (doanh nghiệp) có liên quan đến ông chủ ngân hàng.
 
Do quy định đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp bị bỏ ngỏ trong nhiều năm trước nên đã xảy ra tình trạng phổ biến là ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp để né các điều kiện và giới hạn cho vay. Trong khi việc cấp tín dụng có nhiều quy định ngặt nghèo thì việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp không có những ràng buộc đó, dư nợ từ đầu tư trái phiếu cũng không được tính vào tổng dư nợ cho vay.
 
Tranh thủ kẽ hở này, một số cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp mới rồi phát hành hàng ngàn tỉ đồng trái phiếu bán cho ngân hàng một cách dễ dàng. ngân hàng cũng bỏ qua quy trình thẩm tra, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tất toán trái phiếu doanh nghiệp. Đây là yếu tố mà không ít chủ doanh nghiệp đã một thời dùng số tiền từ việc bán trái phiếu để góp vốn vào nhiều ngân hàng làm rối rắm sở hữu cổ phần ngân hàng. Hiện tượng này thường được mô tả: chủ doanh nghiệp bán trái phiếu cho ngân hàng A; rồi lấy tiền mua cổ phiếu ngân hàng như B, C, D để tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng bởi theo quy định, hạn chót của việc tăng vốn là ngày 31-12-2010. Sau đó, chủ doanh nghiệp lại thế chấp số cổ phiếu mới mua cho ngân hàng A để bảo đảm trả nợ.
 
Để hạn chế hoạt động đầu tư trái phiếu, tháng 9-2011, ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 28/2011/TT-ngân hàngNN quy định tổng mức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phải được tính vào mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng. Năm 2012, ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 04/2012/TT-ngân hàngNN quy định ngân hàng thương mại chỉ được thực hiện ủy thác đầu tư khi ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Thế nhưng, giữa năm 2013 vẫn có ngân hàng ủy thác đầu tư cho một công ty quản lý quỹ (bên nhận ủy thác) để công ty này mua gần 1.000 tỉ đồng trái phiếu của 3 doanh nghiệp. Sau 2 năm, nếu bên nhận ủy thác không tất toán được thì ngân hàng này sẽ nhận lại tài sản là 900 tỉ đồng trái phiếu của một doanh nghiệp bất động sản mà bên nhận ủy thác đang nắm giữ.

Cho vay khách hàng “ruột”
 
Theo số liệu của ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tại thời điểm tháng 2-2014 là 3,86% trên tổng dư nợ hơn 3,43 triệu tỉ đồng. Như vậy, đây là tháng thứ hai liên tiếp tỉ lệ nợ xấu tăng. Báo cáo tài chính quý I/2014 của các ngân hàng cho thấy nợ xấu tăng và tăng mạnh nhất ở nhóm nợ có khả năng mất vốn, thậm chí có 5.000 tỉ đồng dư nợ cho vay tại một chi nhánh của ngân hàng lớn ở TP HCM có đến 2.800 tỉ đồng nợ xấu.
 
Nguyên nhân chính là nhiều năm trước, ngân hàng mạnh tay cho vay khách hàng ruột hoặc doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết và thường bỏ qua khâu đánh giá năng lực tài chính của bên vay. Đơn cử, 2 công ty bất động sản có tên tuổi ở TP HCM kinh doanh không hiệu quả trong 3 năm liền, chủ yếu thua lỗ…; thế nhưng, tháng 6-2013 vẫn có một ngân hàng đồng ý cho 2 công ty này vay đến 900 tỉ đồng và đã giải ngân 600 tỉ đồng.
 
Tuy Luật Các tổ chức tín dụng không cho phép ngân hàng thương mại cho nhóm doanh nghiệp có liên quan đến thành viên HĐQT vay quá 25% vốn điều lệ của ngân hàng đó nhưng thực tế cho thấy việc xác định thế nào là nhóm công ty có liên quan các ông chủ ngân hàng là rất trừu tượng. Do đó, thị trường đã từng ghi nhận hàng loạt doanh nghiệp có quan hệ thân thiết với một ông chủ ngân hàng đã thế chấp cổ phiếu, bất động sản, hàng hóa, nhà xưởng… để vay hàng ngàn tỉ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ của ngân hàng này.
 
Tăng cường thanh tra, giám sát
 
Để bịt các lỗ hổng trong quản lý, ngân hàng Nhà nước đã quy định ngân hàng thương mại giải ngân cho vay trên 100 triệu đồng phải qua chuyển khoản để xác định nguồn gốc dòng tiền, ngăn chặn tình trạng biến tướng vốn vay ngân hàng thành tiền mua cổ phần ngân hàng.
 
Mới đây, Chính phủ cũng tăng cường thêm cho khâu quản lý ngân hàng qua việc ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1-6. Theo đó, việc giám sát ngân hàng thương mại sẽ được tiến hành thường xuyên, liên tục. Thanh tra ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu đối tượng bị thanh tra, giám sát phải thuê công ty kiểm toán độc lập kiểm toán tất cả nội dung về tổ chức hoạt động, tài chính… Đồng thời, thanh tra, giám sát ngân hàng Nhà nước sẽ thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật kể cả các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
 
Cần bổ sung hình phạt
 
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp tức doanh nghiệp đã vay tiền của ngân hàng và gần như không quản lý được bởi doanh nghiệp có thể sử dụng vốn sai mục đích. Nhiều năm trước, không ít trái phiếu doanh nghiệp biến tướng quay trở lại thành vốn góp cổ phần ngân hàng vì không ai kiểm soát. “Cần bổ sung vào Luật Các tổ chức tín dụng một số điều khoản chế tài liên quan đến góp vốn cổ phần bởi hiện nay, xã hội đã xuất hiện tội phạm về cổ phần ngân hàng nhưng pháp luật chưa có khung hình phạt” - ông Nghĩa nói.
Theo Người Lao Động
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo