Choáng với phí bôi trơn
Theo công bố mới đây của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam năm 2011 xếp thứ 116/178 quốc gia, vùng lãnh thổ, với điểm số 2,7/10. Điểm 0 được xếp vào tình trạng tham nhũng nặng; điểm 10 là chỉ số trong sạch.
Bôi mới trơn...
Báo cáo nghiên cứu Hiện trạng tham nhũng trong lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam, do Phòng Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 4/4, cho thấy ở Việt Nam tham nhũng được nhìn nhận là nguy cơ đe dọa sự phát triển.
Việt Nam luôn xếp ở nhóm cuối trong “Bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng”, 2005 - 2011. Theo khảo sát 270 doanh nghiệp về tham nhũng, có 69% DN cho rằng mình là nạn nhân. 40% cho biết khoản chi phí không chính thức chiếm 1%/chi phí năm và 13% cho biết chi phí không chính thức chiếm 5%.
Được đề nghị tự đánh giá về khoản chi phí không chính thức hàng năm khi làm việc với cơ quan nhà nước, hơn 20% doanh nghiệpN cho biết chi phí cho các cơ quan thuế, hải quan và quản lý thị trường là nhiều, thậm chí rất nhiều. Ở nhóm tín dụng: 39,9% doanh nghiệp đồng ý và 7,8% hoàn toàn đồng ý phải có chi phí bồi dưỡng cán bộ tín dụng mới có thể tiếp cận các khoản vay vốn hỗ trợ của nhà nước.
Ngoài ra có đến 60% doanh nghiệp cho rằng phải có mối quan hệ với ngân hàng hoặc cán bộ tín dụng mới vay được vốn này. Chưa kể cả khi vay được phải “lại quả” cho ngân hàng, phải “loppy” cho cán bộ thẩm định, cán bộ lo hồ sơ, và nhiều khi theo quy trình, cán bộ tín dụng đề nghị trả %. Với những hợp đồng mua sắm công, có 50% doanh nghiệp cho rằng, việc gửi quà biếu cho cán bộ phụ trách đấu thầu là rất phổ biến, biếu quà mới trúng thầu…
Theo báo cáo này, ba quốc gia trong sạch nhất năm qua là Đan Mạch, New Zealand và Singapore cùng được 9,3 điểm, tiếp theo là Phần Lan và Thụy Điển với 9,2 điểm. Chỉ có ba nước và vùng lãnh thổ của châu Á lọt vào top 20 nước và lãnh thổ “trong sạch”, là Singapore (hạng 1), Hong Kong (hạng 13) và Nhật Bản (hạng 17). Trung Quốc xếp 79/178, với số điểm 3,5. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ở vị trí trung bình trong số các quốc gia “trong sạch” hơn. |
Ngoài ra, đơn vị cung cấp điện, nước cũng có cơ hội xảy ra tham nhũng vì sự độc quyền nhất định. Mặc dù theo kết quả khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp không phải trả thêm phí để đảm bảo điện, nước, song vẫn có 23 doanh nghiệp (8,55%) cho biết vẫn phải trả thêm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp cung cấp điện, nước.
Trong khi các cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm, tài nguyên môi trường, bảo hiểm xã hội và tiêu chuẩn - chất lượng - đo lường được ghi nhận là rất ít.
Đối với tham nhũng trong quan hệ giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, báo cáo cũng chỉ ra rằng, khi gặp khó trong việc vay vốn từ ngân hàng, 16,57% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung gian môi giới. Mặc dù đây không phải là tham nhũng, song chi phí tư vấn cho mỗi khoản vay lên tới 2,8% tổng tiền vay, có khi tới 10%.
Sẽ khó giảm tham nhũng
Theo ông Conrad Ferdinand Zellmann, Phó giám đốc TI, phần lớn các doanh nghiệp đều không tin tưởng vào nhận định tham nhũng sẽ giảm trong tương lai, bởi đến 87% doanh nghiệp cho rằng pháp luật vẫn tồn tại những kẽ hở cho tham nhũng phát triển.
Thêm nữa, trên 75% doanh nghiệp đồng ý việc thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước chưa tốt. Thậm chí, có trường hợp cán bộ giải quyết thủ tục chủ động gợi ý doanh nghiệp đưa quà biếu, phong bì. 15% doanh nghiệp biếu quà, phong bì vì sự gợi ý, và trên 20% doanh nghiệp giải quyết thủ tục liên quan đến đất đai nhận được lời gợi ý “khiếm nhã” này. Cũng theo ông Conrad, gần 70% doanh nghiệp cho rằng mức lương thấp của cán bộ là một trong những nguyên nhân của tham nhũng trong khu vực nhà nước.
Một trong những nguyên nhân làm gia tăng tham nhũng mà ông Conrad cho rằng đó là do nhận thức sai lệch của chính các doanh nghiệp.
Có 65% doanh nghiệp nhận thấy vai trò của mình nhưng vẫn tiếp tay cho những khoản chi không chính thức, vì cho rằng chuyện cho tiền là “thường ngày ở huyện”. 65% doanh nghiệp cũng cho rằng cho tiền chỉ đơn giản là một hình thức cảm ơn. Cách nhìn nhận từ phía các cơ quan công quyền cũng thể hiện, xong việc cho quà không phải là tham nhũng.
Một trong những giải pháp được các diễn giả đưa ra để hạn chế tình trạng tham nhũng là tăng lương hợp pháp cho cán bộ nhà nước.
Theo ĐV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao